Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh, những lưu ý có thể bạn chưa biết
Cách chuyên gia cho biết khóc là phản xạ thông thường ở trẻ sơ sinh biểu thị nhiều trạng thái khác nhau như trẻ đói, trẻ buồn ngủ, trẻ mè nheo… Đây chính là kênh tương tác duy nhất của bé trong năm đầu đời.
Kinh nghiệm nuôi con nhiều năm sẽ giúp cha mẹ nhận biết con muốn nói điều gì thông qua tiếng khóc. Đối với những bậc phụ huynh lần đầu “lên chức”, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh.
Cách giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh
Theo Parent, bác sĩ Marc Weissbluth, bác sĩ nhi khoa nổi tiếng tại thành phố Chicago (Mỹ), tác giả cuốn sách Thói quen ngủ lành mạnh giúp trẻ hạnh phúc, cho biết khóc chính là bản năng của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, mỗi trẻ sơ sinh là một kiểu tính cách và sẽ biểu hiện những trạng thái khóc khác nhau. Cha mẹ sẽ dần học được cách giải mã tiếng khóc của bé nếu thực sự chú ý.
Trẻ sơ sinh khóc vì đói
Sau khi trẻ bú bình hoặc bú mẹ từ 1,5 giờ - 2 giờ đồng hồ, nếu bé bỗng dưng khóc to liên tục, vừa khóc vừa há miệng, tay chây ngọ nguậy liên hồi, có nghĩa là trẻ đã đói.
Nếu trẻ bú sữa công thức, cha mẹ hãy chuẩn bị bình sữa ấm nóng cho bé. Khi trẻ bú mẹ, mẹ hãy nhẹ nhàng ôm bé, xoa lưng để bé trấn tĩnh và bú mẹ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ mặc dù vừa bú mẹ trong thời gian ngắn nhưng vẫn có thể khóc. Nguyên nhân chủ yếu do bé bị rối loạn vì ngửi thấy mùi sữa mẹ nhưng lại không được bú. Lúc này, mẹ hãy tạm tránh đi và nhờ cha hoặc người thân trong nhà để dỗ bé nín khóc.
Trẻ sơ sinh khóc vì mệt
Khi khóc vì mệt, trẻ sẽ có xu hướng khóc ngắt quãng, vừa khóc vừa thở hắt, tỏ vẻ bất lực. Cha mẹ cũng có thể quan sát thấy trẻ vừa khóc vừa nhắm mắt. Một số trẻ khác có thể mở to mắt hoặc lấy tay dụi mắt.
Trẻ khóc vì mệt có thể do bị kích thích quá mức khiến hệ thần kinh chưa điều tiết được hành vi. Lúc này, mẹ có thể ôm bé lên đễ dỗ dành hoặc dùng khăn quấn tổ cho bé để tạo cảm giác an toàn trước giờ đi ngủ.
Nếu trẻ khóc khi đang được cha mẹ bế trên tay, hãy đặt trẻ xuống giường để bé có thể trấn tĩnh, loại bỏ cảm giác bồn chồn và dễ đi vào giấc ngủ.
Trẻ sơ sinh khóc vì quá phấn khích
Hệ thần kinh của trẻ bị kích thích quá mức có thể khiến trẻ hưng phấn. Bé sẽ có xu hướng vừa khóc vừa hét to và đôi lúc vừa khóc vừa cười. Cha mẹ hãy trấn an bé, hãy ôm ấp, vỗ về trẻ để giúp con cân bằng. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ nghe tiếng ồn trắng nhằm giúp con bình tâm hơn.
Trẻ sơ sinh khóc khi cảm thấy khó chịu, căng thẳng
Trẻ sẽ nhăn mặt, âm ỉ khóc và khóc không thành tiếng khi cảm thấy khó chịu và bị làm phiền. Tình trạng này có thể xảy ra khi tã trẻ bị ướt mà chưa kịp thay, trang phục trẻ mặc quá chật chội, không thoải mái… Trong những trường hợp này, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên cho trẻ nghe nhạc hoặc hát cho trẻ nghe. Âm nhạc sẽ xoa dịu trạng thái phiền muộn của bé.
Trẻ sơ sinh khóc vì đau
Những mũi tiêm vắc xin hoặc những cơn đau bụng sinh lý có thể khiến trẻ khóc thét, cong lưng, tay chân liên tục quẫy đạp. Cha mẹ hãy lường trước những tình huống có thể khiến trẻ bị đau và chuẩn bị cho con núm vú giả. Đây là giải pháp đánh lạc hướng cơn đau, dỗ bé nhanh nín khóc.
Khóc colic ở trẻ sơ sinh
Khóc colic là trạng trẻ sơ sinh khóc liên tục trong khoảng 3 giờ đồng hồ trở lên hoặc khóc nhiều đêm trong 3 tháng đầu đời. Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia chưa tìm ra ngyên nhân gây ra những cơn khóc colic ở trẻ. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi trẻ lớn lên.
Có thể thấy, chỉ cần chăm chú quan sát và để ý, cha mẹ sẽ biết cách giải mã những tiếng của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.