Vì sao bà bầu đau lưng khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng ở phụ nữ khi mang thai như:

Thay đổi hormone: Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormon relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau.

Tăng cân: Sự phát triển của thai nhi và cân nặng của thai phụ càng tăng khiến cho cột sống, khung xương chậu phải gánh sức nặng này khiến mẹ bầu bị đau lưng.

Bà bầu thường gặp tình trạng đau nhức vùng lưng, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

 

Cơ bụng bị yếu: Khi mang thai, các cơ ở vùng bụng trở nên căng ra và bị yếu đi. Điều này làm tăng cảm giác đau lưng cho bà bầu.

Những nguyên nhân khác như đứng ngồi sai tư thế, căng thẳng, đau thần kinh toạ… khiến chị em có bầu mỏi lưng, đau nhức trong thai kỳ.

Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không?

Nhiều người cho rằng bà bầu tuyệt đối không được đấm lưng vì việc đấm lưng là gây nguy hiểm cho thai nhi. Thực hư thông tin này như thế nào, bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không?

Ở mỗi giai đoạn thai kỳ thì cơn đau lưng sẽ khác nhau, đặc biệt là khi thai nhi ngày càng phát triển thì cơn đau sẽ dồn dập và gây đau đớn, khó chịu nhiều hơn cho bà bầu.

Chính vì vậy, cần có phương pháp chữa đau lưng cho bà bầu hợp lý để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ mang thai và thai nhi.

Bà bầu bị đau lưng có nên đấm lưng không là thắc mắc của không ít chị em mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai có thể đấm lưng nhưng cần đấm lưng đúng cách, không nên đấm quá mạnh hoặc nằm sấp để đấm lưng.

Ngoài ra, các ông chồng cũng nên hỗ trợ các mẹ bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng, hoặc đấm lưng ở tư thế ngồi thẳng cho bà bầu. Vì xoa bóp sẽ làm giãn các dây chằng, khiến các cơn đau được giảm bớt.

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế xoa lưng thường xuyên. Đặc biệt là với những mẹ có tiền sử sinh non, nhau thai bám mặt trước, bị bệnh rối loạn đông máu và các mẹ bầu bước vào tuần thai thứ 38.

Xoa lưng là tiền đề gây ra các cơn co dạ con. Và khi mẹ bầu lặp đi lặp lại động tác xoa lưng quá nhiều lần dễ dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.

Ngoài thắc mắc bà bầu đau lưng có được đấm lưng không thì bà bầu đau lưng có được dán cao giảm đau không cũng nhận được nhiều ý kiến quan tâm của chị em phụ nữ.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia bác sĩ, sử dụng miếng dán giảm đau có tác dụng tương tự như sử dụng dầu khuynh diệp, dầu xoa bóp. Bởi các chất đều có chung thành phần chiết xuất có tác dụng gây tê tại chỗ và làm nóng vùng da tiếp xúc. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên dán ở một phần nhỏ cơ thể bị đau nhức.

Ở vị trí này, miếng dán sẽ có tác dụng giảm đau mà không làm tăng nhiệt độ cơ thể, sau 15 – 20 phút mẹ bầu nên bỏ miếng dán cũ và thay thế bằng miếng dán mới.

Để giảm đau lưng, bà bầu có thể nhờ các ông chồng hỗ trợ massage lưng - Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp giảm đau lưng hiệu quả cho bà bầu

Nếu hỏi bà bầu đấm lưng có sao không thì câu trả lời là không, tuy nhiên cần thực hiện đúng cách. Ngoài ra, để giảm cảm giác đau lưng khi mang thai, các mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

Massage lưng đúng cách

Với các giảm đau này, cần có sự hỗ trợ của các ông chồng để bà bầu được thoải mái các cơ lưng, từ đó giảm cảm giác khó chịu, đau nhức tại vùng lưng.

  • Khi massage, chị em nên nằm úp hoặc nằm trên trên gối chuyên dụng thiết kế riêng cho bà bầu có một khoảng lún ở bụng.
  • Hãy bắt đầu bằng cách xoa nóng hai bàn tay, các đầu ngón tay. Sau đó massage từ gáy rồi từ từ xoa bóp nhẹ nhàng xuống hông. Tiếp tục xoa nhẹ nhàng theo chiều ngược trở lại vai và kéo dọc cơ thể rồi tỏa ra hai bên sườn.
  • Dùng cả 2 tay lần lượt ấn nhẹ và kéo giãn các cơ. Sử dụng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay nhấn và xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Xoa bóp chậm và nhẹ nhàng ở khu vực vai, lưng dưới và phần dưới hông.
  • Lặp lại nhiều lần các bước massage với tốc độ chậm hơn. Mỗi lần massage có thể kéo dài từ 15 - 20 phút.

Tập luyện thể dục thường xuyên

Tập luyện thể thao là cách giúp cho các cơ, xương của cơ thể được dẻo dai và giảm đau nhức khi bà bầu mang thai. Ngoài ra, một vài bài tập nhỏ cũng hỗ trợ cho bà bầu giảm đau lưng hiệu quả.

Tập luyện thể dục là một trong những cách chữa đau lưng ở bà bầu hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Bài tập 1:

  • Đầu tiên, bà bầu ngồi thẳng lưng, khoanh 2 chân vào và cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau.
  • Cho 2 bàn tay nhẹ nhàng lên 2 đầu gối. Sau đó nâng 2 đầu gối lên rồi lại đặt chúng xuống sàn. Lưu ý là giữ tư thế thẳng lưng.
  • Cứ giữ từng tư thế một trong thời gian khoảng 30 giây rồi đổi, thực hiện thường xuyên có thể làm giảm được chứng đau bụng.

Bài tập 2:

  • Nằm nghiêng sang một bên, tay dưới để thẳng và hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở ra.
    Hít thở sâu, đưa chân ở phía trên và tay ở phía dưới lên cao. Sau đó thở ra, hạ cả chân và tay xuống.
  • Cứ lặp lại động tác trên với bên còn lại. Mỗi bên thực hiện khoảng 4 – 6 lần để mang đến hiệu quả tốt.

Quan tâm đến chế độ ăn uống hằng ngày

Chị em cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày đảm bảo cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển mà mẹ không bị tăng cân quá mức. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie như rau xanh, hải sản, sữa, đậu… để xương được chắc khoẻ, giảm tình trạng loãng xương khi mang thai.

Mẹ bầu cũng cần chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày thành 5 - 7 bữa, tránh ăn quá nhiều một lần.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong giai đoạn thai kỳ rất quan trọng với sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của em bé - Ảnh minh họa: Internet

Chú ý đến thói quen sinh hoạt

  • Không mang vác vật nặng trong khi mang thai. Điều này không những khiến tình trạng đau lưng nặng nề hơn mà còn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng.
  • Tránh đi giày cao gót mà chỉ nên đi những giày có đế thấp và bằng. Ngoài ra những đôi giày này cũng cần phải mềm mại và có độ rộng vừa phải.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, đặc biệt mẹ bầu từ tháng thứ 7 có thể sử dụng thêm đai đỡ bụng để hỗ trợ việc nâng đỡ lưng.
  • Đi đứng, ngồi đúng tư thế. Nếu đi, tập tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, đẩy 2 vai về phía sau, đứng thẳng và vươn người lên cao. Nếu ngồi, nên chọn những ghế có miếng lót để tựa lưng. Khi ngồi thì đặt chân lên một cái ghế khác hoặc vật khác cho cao lên một chút.
Bà bầu nằm ngủ nghiêng sang trái vừa an toàn cho thai nhi vừa giảm áp lực lên lưng, chống đau nhức lưng - Ảnh minh họa: Internet
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái để có thể giúp máu, oxy, dưỡng chất có thể dễ dàng lưu thông đến thai nhi. Ngoài ra, nằm ở tư thế này còn giúp làm giảm áp lực lên thắt lưng, xương chậu và vùng lưng.

Bài viết đã giúp chị em giải đáp bà bầu có nên đấm lưng không để giảm đau. Mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp đấm lưng hoặc massage vùng lưng khi bị đau nhức nhưng phải đúng phương pháp và sử dụng lực vừa phải để không ảnh hưởng đến em bé.