Giá vàng bất ngờ tăng mạnh
Phiên giao dịch hôm nay (4-1), giá vàng thế giới đã tăng vọt lên 1.848 USD/ounce, tương đương 53 triệu đồng/lượng. So với phiên hôm qua, vàng đã tăng 600.000 đồng/lượng.
Giá vàng tăng mạnh vì Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị có cuộc họp mới nhất ra thông điệp về lãi suất, đồng thời báo cáo việc làm của Mỹ sắp được công bố vào thứ 6 tuần này.
Thị trường vàng hiện phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Hiện thị trường đang kỳ vọng các ngân hàng này sẽ giảm các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ khi tăng trưởng kinh tế đang suy giảm.
Theo ông Ole Hansen, Giám đốc hàng hóa Ngân hàng Saxo, nhìn chung thị trường vàng sẽ được hỗ trợ bởi rủi ro suy thoái kinh tế, mức lãi suất đã gần đạt đỉnh khiến đồng USD quay đầu giảm, đồng thời, nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục duy trì mạnh.
Ông Eric Strand, Giám đốc quản lý Quỹ AuAg ESG Gold Mining ETF cho biết, các ngân hàng trung ương sẽ xoay trục trong việc tăng lãi suất nên năm 2023 đánh dấu sự bùng nổ của vàng, Giá vàng được dự báo tăng mạnh lên 2.100 USD/ounce, tương đương 60,1 triệu đồng/lượng.
Hôm nay, vàng trong nước cũng đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, vàng PNJ tăng thêm 200.000 đồng leo lên 54,2 triệu, còn SJC tăng 500.000 đồng đẩy giá lên 67,2 triệu đồng/lượng.
WATF - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WATF đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo dục tận gốc của WATF bắt nguồn với một niềm tin sâu sắc: Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp thấp này dự kiến đi vào khu vực dự báo của Philippines (PAR) và hướng về Visayas - Nam Luzon, Philippines trước khi tan biến.