Giá điện vừa tăng, bát phở đã đắt hơn 2.000 đồng
Chị Hoài Thu (Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mấy ngày nay bất ngờ vì phải trả 35.000 đồng cho một bát phở tại một quán quen. Theo chị Thu, quán nằm trong một ngõ nhỏ, do chủ không phải thuê mặt bằng nên luôn rẻ hơn so với nơi khác. Thường ngày, chủ quán bán 30.000 đồng/bát phở, bún. Sau thời điểm giá xăng tăng, chủ quán tăng lên 33.000 đồng/bát và không giảm trở lại dù giá xăng đã hạ. Hiện tại, chủ quán tiếp tục tăng thêm 2.000 đồng/bát, dù chất lượng vẫn thế.
"Khi tôi hỏi nguyên nhân vì sao giá phở đắt hơn trước thì chủ quán trả lời do giá điện tăng, cộng thêm mùa nắng nóng đỉnh điểm khiến quán phải sử dụng nhiều điện hơn để nấu nướng cũng như phục vụ khách nên để tránh thua lỗ kéo dài, họ phải tăng giá bán lên", chị Thu nói.
Tương tự, nhiều chủ quán phở khác cũng rục rịch tăng giá bán với lý do tránh lỗ do giá điện cao hơn.
Chị Nguyễn Thị N., chủ quán phở ở phường Đại Đồng (huyện Thanh Trì) mới tăng giá bán từ 35.000 đồng lên 38.000 đồng/bát. Chị cho biết, dù trời nắng nóng, lượng khách giảm nhưng chị vẫn phải bật điều hòa liên tục, trong khi giá điện lại vừa tăng nên nếu không điều chỉnh giá thì sẽ thua lỗ.
“Bật điều hòa liên tục tốn điện lắm. Đã thế điện lại vừa tăng giá nên chi phí đội lên. Trong khi đó tôi bán hàng được ít hơn do khách vắng hơn khi nắng nóng. Bần cùng lắm tôi mới buộc phải tăng giá bán thêm 3.000 đồng mỗi bát", chị chia sẻ.
Hay như quán bún riêu của chị Trần Thị Th. ở khu Hoàng Cầu (quận Đống Đa) cũng vừa tăng giá thêm 2.000 đồng/bát. Quán chị Th. ở trong ngõ nhỏ, lúc trước vẫn bán với giá 32.000 - 33.000 đồng/bát, nếu thêm trà đá nữa là tròn 35.000 đồng. Nay chỉ riêng bát bún đã có giá 35.000 đồng chưa kể trà đá, quẩy.
Chị nói: “Từ xưa đến giờ tôi luôn cố gắng bán với giá rẻ nhất có thể để thu hút khách vì quán nhỏ. Nhưng thời gian này, nếu tôi không tăng giá thì khó có lãi".
Khảo sát nhiều cửa hàng bún, phở khác tại Hà Nội ngày 23/5, phần lớn chủ quán tuy chưa tăng giá bán nhưng đều lo lắng thua lỗ do bị đội chi phí và lượng khách lại giảm vì nắng nóng người dân ngại ra đường khiến hàng quán tăng chi, giảm thu. "Nếu cứ tiếp tục như vậy, tôi chắc chắn sẽ lỗ vốn. Tôi cũng đang tính toán, cân nhắc việc điều chỉnh giá", một chủ quán nói.
Tương tự quán bún, phở, quán nước mía của anh Tuấn (quận Đống Đa) tuy đang rất đắt hàng vào mùa nóng nhưng anh cũng đang suy nghĩ đến chuyện tăng giá bán thêm một chút để đỡ thiệt thòi khi giá điện tăng.
Quán không có điều hòa vì chủ yếu là bán cho khách mang về. Tuy nhiên, những chiếc quạt công nghiệp kèm chiếc máy róc vỏ mía hoạt động liên tục cả ngày "ngốn" điện khá nhiều và cũng là một trong những yếu tố làm tăng chi phí.
Chiếc máy róc vỏ mía hoạt động cả ngày tại quán nước mía của anh Tuấn.
"Dù bán được nhiều hàng hơn so với những ngày chưa nắng nóng nhưng nếu so với thời điềm này năm ngoái thì vẫn còn kém xa. Trong khi đó, giá điện năm nay lại cao hơn hẳn, về lâu dài có khi tôi phải tăng giá bán lên một chút", anh Tuấn nói.
Bước qua hôn nhân đổ vỡ, MC Mai Ngọc tuyên bố 'tự làm chủ' cuộc đời, khẳng định 'nhiều người...
Bị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
Trở lại sau 3 năm, liệu Lý Tử Thất có lấy lại được hào quang?
Sau 3 năm, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều “bản sao” Lý Tử Thất mới. Đi cùng là sự trỗi dậy của livestream bán hàng, thứ chưa có trong phong cách làm video trước đây của cô.
Rầm rộ trào lưu lá chuối chiên giòn, trộn gỏi trên mạng xã hội
Lá chuối chiên giòn đang trở thành trào lưu ăn uống được quan tâm, dù gây nhiều tranh cãi. Sự thật đằng sau món ăn này sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
Xót xa vòng hoa trắng tiễn biệt cô gái trẻ tử vong vì nhóm 'quái xế' ở Hà Nội, Erik...
Ca sĩ Erik thương tiếc tiễn biệt, gửi hoa chia buồn với gia đình cô gái trong vụ tai nạn ở Hà Nội. Được biết, nam ca sĩ và cô gái là những người bạn thân học cùng trường cấp 2.