Tuy vậy, suốt quãng thời gian sau đó anh T thường xuyên bị ho sặc, tím tái người mỗi khi hoạt động mạnh hoặc gắng sức. Tuy nhiên, anh T vẫn không đến viện khám.

Khoảng 10 ngày gần đây, anh T có xuất hiện ho ra máu nên đã đến bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để kiểm tra.

Sau khi tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, được chỉ định chụp CT.Scanner. Kết quả phát hiện dị vật tại phế quản gốc phải.

Người bệnh nhanh chóng được chỉ định gây mê nội soi phế quản để gắp dị vật. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản có camera để gắp dị vật.

Hình ảnh mảnh xương tại vị trí phế quản gốc phải của bệnh nhân trên phim chụp CT.Sanner

Tại vị trí phế quản gốc phải bị tắc bán phần do dị vật, bề mặt phế quản có xung huyết và rỉ máu chảy máu. Sau rất nhiều nỗ lực, các bác sĩ đã lấy ra được mảnh xương lợn kích thước 2 x 1,5cm với khá nhiều góc cạnh.

BSCKI. Uông Hồng Hợp – Phụ trách khoa Tai mũi họng, BV Việt Nam Thụy Điển Uông Bí cho biết, Nhiều người nghĩ rằng dị vật chui vào trong và sẽ đào thải nên đã không đi kiểm tra nên mới có tình trạng để dị vật quá lâu như trường hợp bệnh nhân này. Do dị vật nằm trong phế quản trong một thời gian khá dài khiến người bệnh ho, viêm phế quản nhiều. Nếu để quá lâu sẽ gây viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi.

Do vậy, BS Hợp khuyến cáo, người dân khi có vấn đề bất thường cần được thăm khám tại cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa để sớm phát hiện bất thường để có hướng điều trị kịp thời. Nếu vô tình bị hóc dị vật tuyệt đối không tự lấy dị vật bằng bất cứ cách nào cũng như chủ quan bỏ qua việc lấy dị vật. Hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.