Thế nào là trẻ chậm phát triển?

Chậm phát triển chính là chỉ trong quá trình sinh trưởng và phát triển, trẻ xuất hiện những hiện tượng khác thường một cách tuần tự hoặc tốc độ bị chậm lại rõ rệt. Các chuyên gia trên Familydoctor cho biết: trẻ chậm phát triển có thể do nguyên nhân bệnh tật hoặc phi bệnh tật.

Những biểu hiện nào ở bé từ 1 tháng tuổi trở lên chứng tỏ nguy cơ trẻ chậm phát triển? - Ảnh minh họa: Internet

Sự sinh trưởng và phát triển của con người là cả một quá trình tính từ thời điểm trứng và tinh trùng thụ tinh cho đến khi trưởng thành. Đặc biệt, quá trình này ở trẻ sơ sinh càng vô cùng quan trọng, bởi vì nó thể hiện mức độ hoàn thiện và khỏe mạnh của các cơ quan cũng như chức năng ở trẻ.

Bố mẹ nên kiểm tra định kỳ các chỉ số về sinh trưởng của trẻ, thực hiện càng sớm càng tốt và cần ghi chép lại các số liệu ở mỗi lần đo lường. Một khi phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường, nhất là tốc độ sinh trưởng chậm lại hoặc các chỉ số không đạt tiêu chuẩn, bố mẹ nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn để có giải pháp thích hợp.

Em bé đầy tháng nếu có 4 biểu hiện này coi chừng nguy cơ trẻ chậm phát triển

Biểu hiện 1. Tứ chi không đủ sức hoặc có hiện tượng tê cứng

Bắt đầu từ khoảnh khắc trẻ được sinh ra đã có phản xạ có điều kiện.

Ví dụ: Khi bị kinh động thì tay chân sẽ run rẩy hoặc co giật, hoặc lúc bạn ôm trẻ ở tư thế đứng thì hai chân cũng sẽ hình thành tư thế giống như bé đang đi v.v…

Tứ chi không có sức hoặc tê cứng có nhiều khả năng trẻ chậm phát triển - Ảnh minh họa: Internet

Trong tình huống thông thường, tứ chi của trẻ sơ sinh rất mềm yếu nhưng vẫn có những động tác phản xạ đơn giản. Vì vậy, nếu bạn phát hiện chân tay của bé có cảm giác “dặt dẹo” giống như không hề có sức, không đủ lực để thực hiện động tác vốn có thì chứng tỏ trẻ chậm phát triển.

Ngoài ra, nếu tứ chi của bé có biểu hiện bị tê cứng quá mức có thể thấy sức giãn cơ quá cao. Đây cũng thuộc hiện tượng dị thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý. Đồng thời, bố mẹ cũng có thể dùng biện pháp massage hay vuốt ve để giảm tình trạng này cho bé.

Biểu hiện 2. Khi yên tĩnh, cằm có biểu hiện run rẩy không ngừng

Do hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn chưa thật sự hoàn thiện, chỉ cần nhận một chút kích thích nhỏ từ bên ngoài cũng khiến bé bị hoảng sợ, dẫn đến hiện tượng hai tay và cằm phản ứng bằng trạng thái run rẩy liên tục.

Sau khi bé được 1 tháng tuổi, hệ thống thần kinh dần dần phát triển hơn, tăng cường khả năng kiểm soát các cơ, động tác run rẩy cũng sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, nếu ở trạng thái yên tĩnh mà em bé vẫn còn biển hiện run cằm không ngừng thì đây có thể là dấu hiệu trẻ chậm phát triển.

Biểu hiện 3. Ánh mắt của bé không “đuổi theo” vật thể xung quanh

Ánh mắt bé phản ứng chậm hoặc không phản ứng đều là dấu hiệu trẻ chậm phát triển - Ảnh minh họa: Internet

Bé vừa mới sinh có thể nhìn sang hai bên, cự ly xa nhất là các đồ vật ở phạm vi khoảng 38cm. Sau khi em bé đầy tháng, năng lực nhìn của mắt có thể đạt đến 90cm. Không những giai đoạn này bé đã có tầm nhìn rộng hơn mà còn có khả năng nhìn theo vật thể chuyển động.

Bố mẹ có thể cầm món đồ chơi bắt mắt đặt trong tia nhìn của bé, sau đó dần dần di chuyển, nếu mắt bé cũng “đuổi theo” món đồ chơi thì hoàn toàn bình thường, nếu ánh nhìn của bé không chuyển động thì khả năng tốc độ phát triển bị trì trệ.

Ngoài ra, bé đối với ánh sáng cũng vô cùng nhạy cảm. Nếu đã được 1 tháng tuổi trở lên mà khi bị ánh sáng mạnh kích thích nhưng bé vẫn không có hiện tượng chớp mắt thì nguy cơ trẻ chậm phát triển càng cao.

Biểu hiện 4. Bé không có phản ứng với âm thanh đột ngột

Thính lực của bé đầy tháng đã tương đối thành thục, có thể phân biệt giọng nói của người chăm sóc và quay đầu tìm kiếm. Đối với tiếng động lớn hoặc âm thanh đột ngột mà bé lại không hề có bất kỳ phản ứng nào thì bố mẹ cẩn thận thính lực của trẻ có sự khác thường.

Nguồn:

https://baby.familydoctor.com.cn/a/201906/2556315.html

https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/12075.html