Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường - một tình trạng nguy hiểm

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường có nguyên nhân phổ biến là do tổn thương thứ phát mạch máu; chấn thương và/hoặc áp lực tại chỗ thường liên quan đến mất cảm giác do bệnh thần kinh. Ngoài ra còn kèm theo bệnh mạch máu nhỏ, đưa đến nhiều dạng DFI khác nhau.

Do nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường làm giảm tuần hoàn mạch máu nhỏ, hạn chế thực bào và kháng sinh tiếp cận đến nơi nhiễm trùng, nên thường gặp khó khăn trong điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân ĐTĐ còn có thể mắc bệnh mạch máu ngoại vi (bao gồm mạch lớn, bệnh mạch máu nhỏ và mao mạch) dẫn đến hoại thư mạch máu ngoại vi.

Quản lý DIF đòi hỏi cần đặc biết chú ý đến việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, lấy mẫu thích hợp để nuôi cấy, lựa chọn liệu pháp kháng sinh thận trọng, nhanh chóng xác định thời điểm cần can thiệp phẫu thuật, chăm sóc vết thương nhiều hơn (nếu cần) và chăm sóc toàn diện.

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường - một tình trạng nguy hiểm.

Bệnh nhân ĐTĐ cần nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm trùng bàn chân để nhập viện. Tại khoa bàn chân ĐTĐ, các bác sĩ sẽ thực hiên một số biện pháp, như: đảm bảo sự chăm sóc tối ưu cho vết thương tại chỗ (rửa và cắt bỏ mô hoại tử), giảm tải áp lực, đánh giá và điều trị mạch máu nếu cần, kiểm soát đường huyết tốt… để có kết quả tốt nhất.

Dùng thuốc như thế nào?

Điều trị bệnh lý DIF khá phức tạp. Mục tiêu của điều trị nhằm loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng trên lâm sàng. Đồng thời hạn chế tối đa khả năng mất mô mềm và đoạn chi.

 

Để điều trị DFI cần dùng thuốc kháng sinh và chăm sóc tổn thương. Tùy theo tổn thương nhiễm trùng, tùy loại vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ được dùng kháng sinh khác nhau. Nhiều trường hợp có thể phải phối hợp nhiều loại kháng sinh. Ví dụ:

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường do nhiễm cầu khuẩn gram dương: Với nhiễm trùng nhẹ, chưa biến chứng, sẽ được điều trị bằng penicillin bán tổng hợp kháng được penicillinase hoặc cephalosporine thế hệ 1. Trong trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp beta-lactam, bệnh nhân có thể được chuyển sang kháng sinh clindamycin; sulfamethoxazole/trimethoprim; macrolid, doxycycline.

Nhiễm cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm: Với bệnh nhân bị nhiễm cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm sẽ sử dụng kháng sinh amoxicillin/clavulanate hoặc ampicillin/sulbactam; sulfamethoxazole/trimethoprim…

Lưu ý khi điều trị

Song song với dùng thuốc, cần giảm tải ổ loét bằng cách loại bỏ vết chai, sử dụng khuôn tiếp xúc toàn bộ bàn chân, dùng đệm lót, nẹp chỉnh hình, giày trị liệu riêng cho DIF, mang tất và phẫu thuật kéo giãn gân Achille.

Nếu có hoại tử, cần phẫu thuật loại bỏ mô hoại tử. Cuối cùng, khi không còn cứu vãn được nữa, buộc phải đoạn chi để tránh nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng huyết…

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị DFI cần kiểm soát tình trạng chuyển hóa tốt, đặc biệt là kiểm soát đường huyết chặt chẽ, đảm bảo tình trạng dinh dưỡng thích hợp, bổ sung vitamin và khoáng chất, tránh để bệnh nhân thiếu máu, kiểm soát nhiễm trùng…

Cần đảm bảo tình trạng dinh dưỡng thích hợp, bổ sung vitamin và khoáng chất.

Để có kế hoạch điều trị một cách đầy đủ cho bệnh nhân DIF có tình trạng suy giảm miễn dịch, giảm khả năng chống bội nhiễm và lành tổn thương, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các thầy thuốc: Bác sĩ nội tiết, chuyên gia các bệnh lý ở chân, chuyên gia phẫu thuật mạch máu, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, điều dưỡng chăm sóc vết thương.

Ngoài ra, bệnh nhân cần dùng thuốc đúng, đủ theo đơn bác sĩ đã kê để kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế biến chứng. Thực hiện tái khám định kỳ đúng lịch và để ý đến tổn thương ở bàn chân, dù là nhỏ nhất.

Tin liên quan