Đừng biến đái dầm ở trẻ thành nỗi sợ của con chỉ vì sự trừng phạt của cha mẹ
Đái dầm là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và được chia ra hai trường hợp, đái dầm tiên phát và thứ phát. Đái dầm tiên phát là trẻ bị đi tiểu dầm từ ngay sau đẻ kéo dài đến trên 5 tuổi, không có các biểu hiện bệnh lý về thận, tâm thần kinh hay nội tiết.
Thông thường khi các con sẽ hết đái dầm ở độ tuổi lên 3. Tuy nhiênm cũng có những trẻ sẽ tiếp tục đái dầm khi lên 5, thậm chí đến lúc bước vào tiểu học.
Đái dầm thứ phát là trường hợp ít gặp khi trẻ đã bước qua giai đoạn khô ráo nhưng lại bị đái dầm trở lại khi được 6-7 tuổi hoặc muộn hơn. Đây là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bàng quang hoặc các vấn đề về tâm lý.
Nguyên nhân trẻ đái dầm
Theo Momjunction, sự mất kiểm soát bàng quang và dung tích bàng quang thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra đái dầm ở trẻ.
Trên thực tế, bàng quang của trẻ không hề nhỏ hơn về mặt giải phẫu, thuật ngữ y học gọi đây là trường hợp giảm dung tích chức năng khiến trẻ luôn có cảm giác bàng quang bị đầy.
Ngủ sâu là một lý do khác khiến trẻ đái dầm. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, một số trẻ đã không phản hồi lại các tín hiệu từ não bộ trong khi ngủ và không thể tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.
Ở những trẻ phát triển bình thường, cơ thể sẽ tiết ra hormone chống bài niệu (AHD) để ngăn cơ thể tạo ra nước tiểu dư thừa vào ban đêm. Nếu cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone này, cơ thể trẻ sẽ bài tiết ra nước tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
Đái dầm cũng là một hiện tượng có tính di truyền. Nếu cha mẹ đã từng đái dầm khi còn nhỏ thì tỉ lệ con mắc chứng tiểu tiện không chủ ý sẽ là 44%. Tỷ lệ này giảm còn 14% nếu không ai trong cha hoặc mẹ xuất hiện tình trạng đái dầm.
Lượng caffeine cũng có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu ở con trẻ. Nếu con bạn uống đồ uống chứa caffein trước khi ngủ thì kết quả bàng quang trẻ sẽ đầy nước hơn vào đêm. Kết hợp với tình trạng ngủ sâu, thiếu hormone AHD sẽ làm trẻ tiểu tiện không kiểm soát.
Làm gì để chữa đái dầm cho trẻ?
Đầu tiên, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để thăm khám. Trẻ sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm liên quan đến nước tiểu để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Việc thăm khám tỉ mỉ và làm một số xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện vấn đề.
Đái dầm có thể đi kèm ngừng thở khi ngủ, bệnh thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường và một số bệnh lý thần kinh. Bệnh lý thường xuất hiện nhiều hơn trong đái dầm thứ phát.
Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống ở trẻ cũng là một trong những cách hiệu quả để cha mẹ có thể giúp trẻ điều trị tại nhà kết hợp với chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ hãy nhắc nhở trẻ hạn chế uống quá nhiều nước vào ban đêm. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn trong ngày và giảm dần đến khi đi ngủ.
Tránh cho trẻ những chất kích thích bài tiết như caffein có nhiều trong ca cao, sô – cô – la vào ban đêm. Ngoài ra, trẻ cũng cần tránh tiêu thụ các loại nước ép có múi, chất làm ngọt và nước ngọt có hương nhân tạo.
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị đái dầm tại nhà cho trẻ
Xoa bóp bằng dầu ô – liu ấm
Cha mẹ có thể dùng một chút dầu ô – liu đã được làm ấm để xoa bóp vùng bụng dưới cho con để tăng cường cơ bắp tiết niệu và bàng quang, giúp cải thiện sự kiểm soát bàng quang hiệu quả.
Quế
Quế có tính chống oxy cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, nếu con bạn đang gặp phải tình trạng đái dầm do nhiễm khuẩn hay tiểu đường thì hãy cho trẻ nhai một miếng quế mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể rắc bột quế lên sữa, bánh mì, món tráng miệng cho trẻ để giúp trẻ dễ ăn hơn.
Một số cha mẹ sẽ nổi nóng, thậm chí trừng phạt khi phát hiện con đái dầm trên giường. Điều này sẽ vô tình làm trẻ sợ hãi và căng thẳng, lâu dần sẽ khiến trẻ tự ti với mọi người xung quanh vì “căn bệnh” của mình. Vậy nên cha mẹ cần có cái nhìn thấu đáo về nguyên nhân gây bệnh, trò chuyện và chia sẻ cùng con trẻ để giúp con tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...