Bé 2 tuổi bị chiếc đũa đâm xuyên qua miệng.

Cậu bé 2 tuổi sống ở Trung Quốc, tên thường gọi là Lâm Lâm. Khi bà của Lâm đưa cho cậu miếng táo để ăn vì thấy tay của cháu bị bẩn nên bà đã dùng chiếc đũa xuyên qua miếng táo rồi đưa cho cháu.

Tuy nhiên trong lúc không để ý Lâm đã đạp xe ra khỏi phòng và trên tay vẫn còn cầm theo chiếc đã có miếng táo. Vì ra bên ngoài nên bị mất thăng bằng, cháu bé bị ngã và chiếc đũa đã đâm thẳng vào cổ họng của bé.

Người nhà lập tức đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu, các bác sĩ đã đưa cậu bé đi chụp X-quang. Ảnh chụp cho thấy chiếc đũa dài 20 cm đã đâm xuyên miệng qua đến sau gáy. Thậm chí, ở phần sau gáy, đầu cây đũa còn nổi cộm lên dưới da khi nhìn bằng mắt thường.

May mắn, chiếc đũa không làm tổn thương thực quản và khí quản của cậu bé. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật lấy cây đũa ra ngoài có thể làm tổn thương động mạch và các dây thần kinh ở đốt sống cổ, thậm chí đe dọa tính mạng của cháu. Một bác sĩ tiếp nhận trường hợp này cho hay.

Bé bị đũa xuyên qua miệng vì bà dùng đũa xuyên thức ăn cho cháu (Ảnh minh họa: Internet)

Sau các xét nghiệm và kiểm tra bé lâm đã được đưa đi phẫu thuật. May mắn là ca phẫu thuật diễn ra thành công. Bé Lâm được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi và đang dần hồi phục. Hiện tại, cậu bé đã có thể ăn uống bình thường trở lại.

Cách đề phòng vật nhọn đâm vào cổ bé

Chú ý khi nuôi dạy chăm sóc trẻ, trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình trước mọi nguy cơ rình rập khi cầm hay sử dụng các vật sắc nhọn.

Hướng con cách giải trí lành mạnh, an toàn đồng thời giáo dục ý thức tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Người lớn nâng cao ý thức, trách nhiệm để chủ động ngăn chặn nguy cơ cho trẻ.

Cả người lớn và trẻ em tự trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, giáo dục ý thức kỹ năng tự bảo vệ, phòng ngừa tai nạn. Nên học kỹ thuật sơ cứu với một số tai nạn thương tích để có thể giúp đỡ trẻ gặp tai nạn nhanh và đúng, nhằm hạn chế tổn thương cho trẻ.

Cách xử lí nhanh khi trẻ bị vật nhọn xuyên vào cổ họng

Vết thương mạch máu lớn vùng cổ là những vết thương chí mạng do mất nhiều máu, vì vậy cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Tính mạng của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng sơ cứu ban đầu, nếu vết thương ở vị trí thuận lợi thì băng ép cầm máu là kỹ thuật tốt nhất.

Với những vị trí khó vùng cổ, bẹn thì có thể dùng tay chặn chặt trên vết thương để giảm mất máu.

Nếu làm tốt sơ cứu ban đầu thì khả năng bệnh nhân được cứu sống sẽ cao hơn.