Đối tượng nào dù đã tiêm 2 mũi vắc xin vẫn có khả năng qua đời do nCoV: Cẩn thận không thừa
Mới đây ở TP.HCM có 1 số trường hợp bệnh nhân nhiễm nCov dù đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine nhưng vẫn không qua khỏi. Sự việc này khiến nhiều người không khỏi lo lắng, ai cũng có thắc mắc: Vì sao đã tiêm đầy đủ vaccine rồi vẫn qua đời khi nhiễm nCoV?
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhận định: Nhóm nguy cơ không qua khỏi cao tập trung vào trường hợp mắc Covid-19 có bệnh nền, lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh nền nhưng nằm một chỗ lâu ngày và chưa tiêm vaccine.
10% bệnh nhân tiêm đủ 2 mũi vaccine có thể trở nặng
Hiện nay đã có trường hợp bệnh nhân nCov dù đã tiêm hai mũi vẫn có thể trở nặng và có nguy cơ không qua khỏi. Theo PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa Y tế công cộng Trường ĐH Y Dược TP HCM: Hiệu quả bảo vệ người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nCov khỏi bệnh nặng và không qua khỏi là 90%. 10% còn lại bệnh nhân vẫn có thể trở nặng và không qua khỏi khi mắc nCov nha mọi người.
Vì thế mà hiện nay một số quốc gia đã xem xét tiêm thêm mũi vaccine thứ 3 cho người cao tuổi, người có bệnh nền hoặc người làm việc ở môi trường nguy cơ vào thời gian 6 tháng sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm cơ bản. PGS Dũng nói : Ở Việt Nam, nếu có đủ vắc xin thì việc xem xét tiêm cho các đối tượng này cũng hợp lý.
Dù tiêm 2 mũi vẫn không nên chủ quan
PGS Dũng cũng cho biết một số nghiên cứu đã ghi nhận tỉ lệ kháng thể ở người đã được tiêm vắc xin ngừa nCov sẽ giảm một nửa sau 108 ngày. Khoảng 4-6 tháng sau tiêm, kháng thể giảm và nếu bị phơi nhiễm với SARS-CoV-2 sẽ có thể mắc bệnh. Nếu người có bệnh nền vẫn có thể bị nặng.
Các đối tượng dễ mắc nCov và trở nặng dù đã tiêm hai mũi vắc xin là người trên 65 tuổi mắc các bệnh lý tiểu đường, suy tim, suy thận mãn, suy gan, ung thư, người béo phì.
Vì vậy, PGS Dũng cho biết mọi người không nên chủ quan dù đã tiêm hai mũi vắc xin, nhất là những người thuộc nhóm đối tượng trên.
Những nhà nào có người già, người bị suy giảm miễn dịch cần hết sức thận trọng. Ví dụ như người có nguy cơ không nên đi chợ, đi siêu thị, tới những nơi đông người. Những người trẻ khỏe trong gia đình có thể làm thay việc đó.
BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM - cũng cho rằng: Việc người mắc bệnh trở nặng dù đã tiêm vaccine vẫn có thể xảy ra. BS Khanh cho biết: Các cơ quan y tế có thể xem xét tỷ lệ nhiễm, nhập viện và không qua khỏi của mỗi loại vaccine.
Mục tiêu và tác dụng vaccine nCov là để người tiêm không bị bệnh nặng, không phải nhập viện chứ không phải là không lây nhiễm nha mọi người. Nhưng kể cả mục tiêu này cũng không thể đạt được tuyệt đối vì vậy mọi người trong mọi trường hợp phải rất thận trọng.
BS Khanh cho rằng: Nếu tiêm đủ 2 mũi, chúng ta vẫn phải tuân thủ nguyên tắc 5K vì chúng ta không thể biết người đối diện có mang mầm bệnh hay không. Bản thân chúng ta cũng có thể mang mầm bệnh và lây cho người khác, khi về nhà, chúng ta cũng có thể lây cho người trong gia đình.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....