Hại dạ dày và men răng

Mận có tính acid cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, nhất là men răng trẻ em còn yếu, dễ bị ảnh hưởng. Ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu.

Gây nóng

Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn mận vì dễ bị nóng, phát ban, không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.

Một số tác dụng phụ khi ăn nhiều mận

Mặc dù mận là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất hiện nay, bạn cũng không nên ăn chúng quá nhiều. Hãy cảnh giác về những tác dụng phụ có thể gặp như dưới đây nếu ăn quá nhiều mận:

- Tăng rủi ro cho thận và sỏi thận: Mận có nhiều chất oxalate, nếu ăn nhiều sẽ làm giảm sự hấp thụ canxi.

Vì oxalate canxi chính là nguyên nhân gây ra sỏi thận và bàng quang nên bạn cần tránh ăn quá nhiều mận. Người bị bệnh liên quan đến thận nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi ăn mận.

Thông thường, các bác sĩ sẽ không ngăn cản bạn ăn mận, nhưng nếu bạn xu hướng phát triển của sỏi thận, hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh này thì tốt nhất bạn không nên ăn với số lượng lớn.

Khi ăn quá nhiều mận, mức oxalate có thể tập trung, cản trở hấp thu canxi trong cơ thể và kết quả là dẫn đến kết tủa canxi trong thận, dẫn đến hình thành sỏi nhỏ hoặc thậm chí lớn trong thận và bàng quang.