Bùng phát dịch sởi bất thường tại Hà Nội

Trả lời Vietnamnet, ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết số ca mắc bệnh sởi năm nay tăng gấp nhiều lần năm 2017 nhưng chưa co có trường hợp nào tử vong.

Trong tháng 5 – 6, dịch sởi bùng phát rải rác tại địa bàn 30/30 quận huyện. Trong đó tập trung tại các quận nội thành như Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

Dịch sở bắt đầu bùng phát mạnh tại Hà Nội trong tháng 5 và 6 - Ảnh: Vietnamnet

Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là nhóm trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 69%), trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh chủ yếu do chưa được được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Trung Quốc: Phát hiện vắc – xin dành cho trẻ sơ sinh bị làm giả

Theo Dân Trí, Cục quản lý Dược và Thực phẩm Cát Lâm (Trung Quốc) đã phát hiện Công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh ở Cát Lâm đã cung cấp cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Sơn Đông khoảng 252.600 liều vắc – xin DTP “3 trong 1” làm giả.

Sản phẩm vắc - xin làm giả dã được phát hiện tại Trung Quốc - Ảnh: Dân Trí

Các vắc – xin kém chất lượng này được xác định không có tác dụng tạo ra kháng thể giúp trẻ đối phó với nguy cơ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Chưa có nghiên cứu xác định ảnh hưởng của các loại thuốc này đến sức khỏe trẻ em.

Hiện tại, cơ quan chức năng chưa thống kê được số lượng trẻ em đã được tiêm loại vắc – xin nói trên.

Viên sỏi to bằng viên bi trong thận bé gái 9 tuổi

Hôm nay (23/7), ê kíp bác sĩ tại bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đã tiến hành mổ nội soi tán sỏi nhiệu quản bằng lazser cho bé gái 9 tuổi (ngụ huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).

Sỏi thận ở trẻ em là bệnh lý cực kỳ hiếm gặp - Ảnh: Người Đưa Tin

Theo Người Đưa Tin, bé T. nhập viện trong tình trạng đau bụng hông kéo dài nhiều ngày. Các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhi có 1 viên sỏi niệu quản bên phải, thận ứ nước độ 2. Viên sỏi to bằng viên bi, có đường kính khoảng 1 cm.

Các bác sĩ cho biết đây là ca sỏi thận trẻ em đầu tiên bệnh viện gặp. Sỏi thận thường gặp ở độ tuổi trung niên, đối với trẻ em, trong 7.000 trường hợp mới có 1 bệnh nhi mắc bệnh này.

Sức khỏe hiện tại của bệnh nhi đã ổn định, không còn ứ nước.

3.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chứ năng không đạt chuẩn có nguy cơ đóng cửa

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết sẽ có khoảng hơn 3000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP, theo Dân Trí.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Ảnh: Dân Trí

Số liệu thống kê cho biết hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, tuy nhiên, chỉ khoảng 200 – 300 cơ sở sản xuất đạt chuẩn GMP. Đến hạt chót 1/7/2019, các cơ sở trong danh sách sẽ không được phép sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt chuẩn GMP.

Bé trai 4 tháng tuổi tử vong sau 10 giờ không có bác sĩ điều trị

Chiều nay (23/7), Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Sơn La khẩn trương xác minh sự việc bé trai cấp cứu không có bác sĩ điều trị sau 10 giờ.

Theo đó, bé Nguyễn Minh Phúc được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Mường La vào tối 19/7 trong tình trạng sốt nhẹ. Tại đây, chỉ có một điều dưỡng tên Mai cho bé truyền nước, bác sĩ không có mặt để khám hay điều trị cho bé, theo VnExpress.

Bệnh viện Đa khoa Mường La - Ảnh: VNExpress

Lo sợ tình hình của con, gia đình xin cho bé chuyển viện. Trong khi đó, điều dưỡng Mai vẫn yêu cầu chờ đến sáng. Thời điểm bé Phúc bất động, người này mới gọi điện báo bác sĩ. Tuy nhiên, bé đã tử vong.

Được biết, vợ chồng anh Sơn (cha mẹ bé Phúc) hiếm muộn, sau 4 năm mới thụ tinh thành công, sinh được bé.