Diana vật lộn nhiều năm với chứng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là sự rối loạn tâm trạng kéo dài mà nhiều người gặp phải. Công nương Diana cũng vậy. Bà đã phải chịu đựng điều này sau khi sinh hoàng tử William. Chẳng thể nói với bất cứ ai về sự căng thẳng và lo lắng của mình, Diana đã có một khoảng thời gian dài vật lộn cùng rối loạn tâm lý.
Trong vài cuộc phỏng vấn nhiều năm sau đó, công nương đã chia sẻ về những điều bà phải đối mặt và chứng trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nặng nề với bà như thế nào.
'Cậu bé, mẹ đã gặp rắc rối'
Trở lại năm 1982 khi Công nương Diana sinh con trai đầu lòng, Hoàng tử William, trầm cảm sau sinh là điều không được nhắc đến công khai, cũng như là "bí mật" với cả gia đình và bạn bè của người bệnh.
Công nương Diana là một trong nhiều phụ nữ phải tự "gặm nhấm" nỗi lo lắng của chính mình, không có cơ hội để trút những cảm xúc tiêu cực hoặc chia sẻ nỗi đau khổ với bất cứ ai. Bà chỉ nói về những vấn đề tâm lý sau sinh của mình một vài lần, nhưng là nhiều năm sau đó. Những điều này được viết trong cuốn sách có tên Diana: Her True Story (Tạm dịch Diana: Câu chuyện có thật của cô ấy) do nhà báo người Anh Andrew Morton chắp bút thông qua cuộc phỏng vấn với công nương.
Trong cuốn sách này, Diana chia sẻ về áp lực truyền thông xung quanh lần mang thai đầu tiên của bà và mọi thứ trở nên tồi tệ hơn sau khi em bé chào đời. "Trở về nhà và sau đó là trầm cảm sau sinh tác động mạnh đến tôi; không phải là những vấn đề do đứa trẻ tạo ra mà sự ra đời của đứa trẻ kích hoạt mọi thứ khác đang diễn ra trong tâm trí tôi", bà nói.
"Cậu bé, mẹ đã gặp rắc rối" - Đó là lúc bà cảm thấy gánh nặng của việc trở thành một người vợ, một người mẹ và là công nương. Diana thú nhận rằng bà cảm thấy tuyệt vọng và lo lắng về mọi thứ, nhưng vẫn cố gắng im lặng. "Nếu anh ấy (Thái tử Charles) nói sẽ về nhà nhưng lại không về, tôi nghĩ điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra với anh ấy. Nước mắt, hoảng loạn, tất cả những thứ còn lại đều ập đến. Anh ấy sẽ không thấy được nỗi đau đớn của tôi vì tôi sẽ chỉ ngồi im lặng", công nương nói.
'Khi không có ai lắng nghe bạn, hoặc bạn cảm thấy như không có ai lắng nghe mình, tất cả mọi thứ bắt đầu xảy ra'
Một cuộc phỏng vấn khác với BBC cùng nhà báo Martin Bashir vào năm 1995, công nương thú nhận bà cảm thấy an tâm khi biết mình sẽ sinh con trai, vì áp lực mà bà phải trải qua sau đó rất lớn và nó đã theo bà trong và sau khi sinh con. "Tôi cảm thấy dường như cả đất nước đang sinh con cùng mình", Diana nói.
Bà còn nói thêm rằng quá trình mang thai rất khó khăn. Bà đã cảm thấy bất ổn trong suốt thời gian đó và mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn khi bà phải đối mặt với các vấn đề tâm lý sau sinh. "Sau đó, tôi không ổn chút nào với chứng trầm cảm sau sinh, điều mà chưa từng ai bàn đến. Trầm cảm sau sinh, bạn phải đọc về nó và bản thân nó là một khoảng thời gian khó khăn. Bạn phải thức dậy vào buổi sáng với cảm giác chẳng muốn bước ra khỏi giường; bạn cảm thấy bị hiểu lầm và hạ thấp giá trị bản thân... Tôi chưa bao giờ bị trầm cảm trong cuộc đời mình".
Mặc dù Công nương Diana đã được điều trị, bà vẫn nói rằng bà thiếu thời gian cho cá nhân, không gian và sự hỗ trợ từ gia đình. Hơn thế nữa, trầm cảm khiến bà gặp khó khăn không chỉ về sức khỏe thể chất mà còn cả tâm lý, nhưng đối với hôn nhân thì vẫn ổn. "Nó đem đến cho mọi người một cái nhãn mới - Diana không ổn định và Diana mất cân bằng tinh thần. Và thật không may là nó dường như đã diễn ra trong nhiều năm", bà nói.
Khi mọi thứ trở nên tồi tệ và áp lực mạnh mẽ hơn, Công nương Diana thậm chí còn cố gắng tự làm mình bị thương. "Khi không có ai lắng nghe bạn, hoặc bạn cảm thấy như không có ai lắng nghe mình, tất cả mọi thứ bắt đầu xảy ra. Chẳng hạn, bạn có quá nhiều nỗi đau trong lòng đến nỗi bạn cố gắng tự làm tổn thương chính mình bởi vì bạn muốn được giúp đỡ, nhưng đó là một sự giúp đỡ sai lầm. Mọi người coi đó chỉ là một con sói đang khóc lóc hay một hành động tìm kiếm sự chú ý, và họ nghĩ khi bạn được truyền thông nhắm vào mọi lúc, bạn đã có đủ sự chú ý", Công nương Diana nói.
Bà mẹ nổi tiếng cũng từng chia sẻ: "Nhưng tôi thực sự đã khóc, vì tôi muốn bản thân mình tốt đẹp hơn để tiếp tục vai trò làm vợ, làm mẹ, Công nương xứ Wales. Vì vậy, vâng, tôi đã gây ra nỗi đau cho chính mình. Tôi không thích bản thân mình, tôi xấu hổ vì tôi không thể đương đầu với những áp lực... Tôi làm cho tay, chân của mình bị thương; tôi làm việc trong môi trường nơi mà tôi nhìn thấy người phụ nữ làm những thứ tương tự và tôi có thể hiểu chúng đến từ đâu".
Diana mắc chứng cuồng ăn
Bất chấp tất cả những nỗi đau, Diana vẫn tiếp tục thực hiện vai trò của một Công nương xứ Wales, một người vợ hiền, người mẹ hết mực yêu thương con. "Tôi đã bị buộc phải ra ngoài và thực hiện các cam kết của mình, không để mọi người thất vọng và ủng hộ họ, yêu thương họ. Và bằng cách xuất hiện ở nơi công cộng, họ đã ủng hộ tôi, mặc dù họ không biết họ đã chữa lành cho tôi nhiều như thế nào. Điều này giúp tôi vượt qua khó khăn", Diana nói với BBC.
Bệnh trầm cảm đã được giải quyết nhưng Công nương Diana lại mắc chứng cuồng ăn trong vài năm sau đó. Đây cũng là một "căn bệnh bí mật" mà bà không thể mở lòng với bất kỳ ai, nhưng mọi người đã sớm biết. "Bạn tự gây ra điều đó vì lòng tự trọng của bạn ở mức thấp, bạn không nghĩ mình xứng đáng hay có giá trị.
Bạn lấp đầy dạ dày 4 hoặc 5 lần mỗi ngày, thậm chí nhiều hơn, và nó đem lại cho bạn cảm giác thoải mái. Nó giống như có một vòng tay ôm lấy bạn, nhưng chỉ là tạm thời. Sau đó, bạn chán ghét việc nhìn cái dạ dày no căng và bạn lại khởi động mọi thứ. Một quy trình lặp đi lặp lại gây hủy hoại chính bạn.
Nếu tôi ở một nơi nào đó cả ngày, làm nhiệm vụ quốc gia cả ngày, tôi sẽ trở về nhà với cảm giác trống rỗng, bởi vì sự xuất hiện của tôi khi đó liên quan đến những người sắp chết, những người bị bệnh nặng, về các trục trặc trong hôn nhân nên tôi rất khó tự an ủi bản thân. Tôi đã gào khóc để kêu cứu, nhưng đưa ra những tín hiệu sai lầm, và mọi người quyết định vấn đề là: Diana đang bất ổn", công nương nói.
Tình trạng này đã đeo bám Diana trong vài năm, mặc dù xung quanh là những người yêu thương bà, bà vẫn không cảm thấy áp lực được giảm bớt. Công nương đã thú nhận là không nhận được sự giúp đỡ mà cô mong muốn; bản thân bà cũng không yêu cầu điều đó vì cảm thấy xấu hổ về cảm xúc và hành vi của mình.
Bà thậm chí còn không thể chia sẻ gánh nặng đó với người chồng của mình, bởi bà luôn là tâm điểm với truyền thông. "Thật khó để chia sẻ điều đó, bởi vì tôi luôn là người bị đẩy ra phía trước, cho dù đó là trang phục của tôi, những gì tôi nói, kiểu tóc của tôi... mọi thứ - thực sự là chủ đề buồn tẻ, và nó đã làm tôi kiệt sức trong những năm qua - trong khi chúng tôi muốn được hỗ trợ về công việc và chúng tôi là một nhóm", Diana trải lòng.
Điều quan trọng là tránh đau khổ một mình và tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn bị trầm cảm sau sinh
Câu chuyện về Công nương Diana cho thấy tầm quan trọng của việc chia sẻ cảm xúc và tìm kiếm sự giúp đỡ. Trầm cảm sau sinh là một rối loạn phức tạp gây ra bởi nhiều yếu tố thể chất và tâm lý. Sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi sau khi sinh con, gây ra những thay đổi hóa học trong não và dẫn đến sự thay đổi tâm trạng.
Nếu trầm cảm sau sinh không được điều trị, nó có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ, gây khó khăn cho việc chăm sóc con và chăm sóc chính mình. Điều trị chuyên nghiệp cho rối loạn này bao gồm tư vấn, trị liệu nói chuyện và dùng thuốc - nếu cần. Gia đình và bạn bè là những người đầu tiên nhận thấy dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở một người mới làm mẹ, vì vậy nếu bạn nhận thấy ai đó cần sự hỗ trợ, đừng ngần ngại giúp đỡ và khuyến khích họ đến gặp bác sĩ. Nếu bạn là người mắc chứng trầm cảm sau sinh, đừng xấu hổ khi chia sẻ với gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ để nhận được sự trợ giúp.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.