Đi tìm lời đáp cho thắc mắc bà bầu nằm nhiều có tốt không?
Nội dung bài viết
Tại sao phụ nữ mang thai lại buồn ngủ nhiều hơn bình thường?
Một số phụ nữ mang thai sẽ gặp tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu. Tuy nhiên lại có một số trường hợp ngược lại là luôn trong tình trạng mệt mỏi, ngủ không đủ.
Trước khi tìm đáp án bà bầu nằm nhiều có tốt không thì hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao phụ nữ mang thai lại buồn ngủ nhiều hơn bình thường?
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Những thay đổi trong quá trình mang thai khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, “thèm ngủ”, ngủ không đủ.
Trong quá trình mang thai, cơ thể tiết ra hormone progesterone để điều hòa chu kỳ sinh sản trong cơ thể. Hormone này chính là “thủ phạm” khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn bao giờ hết.
Trên thực tế, cơ thể phụ nữ mang thai chịu không ít áp lực. Tim phải hoạt động với công suất gấp 5 lần bình thường, thận cũng phải vận động hết sức nhằm thích ứng với sự gia tăng lưu lượng máu trong khi đó thì các khớp phải chịu đựng trọng lượng có chiều hướng gia tăng mỗi ngày của cả mẹ lẫn thai nhi.
Đặc biệt, bà bầu ngủ nhiều 3 tháng cuối thai kỳ do cơ thể nhanh chóng mệt mỏi, kiệt sức vì áp lực của bào thai và tâm lý lo lắng trước khi “lâm bồn”.
Chính vì thế mà cơ thể mẹ bầu cần được phục hồi. Và ngủ chính là cách phục hồi sức khỏe cho mẹ bầu một cách hiệu quả nhất.
Một số mẹ bầu có nguy cơ sảy thai hoặc sinh con, việc thường xuyên nằm nghỉ trên giường là bắt buộc như:
Mẹ bầu xuất hiện các cơn co chuyển dạ, dấu hiệu báo sinh mặc dù chưa đến ngày sinh
Mẹ bầu mang đa thai
Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo hoặc gặp các vấn đề bất thường ở nhau thai
Tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định mức độ nghỉ ngơi khác nhau. Có thể mẹ chỉ cần tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, nhưng cũng có trường hợp bắt buộc nằm yên trên giường và không làm bất kỳ điều gì.
Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?
Ngủ đủ giấc là chìa khoá cho một thai kỳ khoẻ mạnh, giúp cơ thể phục hồi năng lượng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một giấc ngủ sâu còn cải thiện hệ miễn dịch của mẹ bầu.
Vậy bà bầu nằm nhiều có tốt không? Nếu mẹ bầu ngủ quá 10 tiếng trên một ngày có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Bà bầu ngủ nhiều sẽ đối mặt với nguy cơ thuyên tắc phổi. Khi nằm nhiều, các huyết khối tĩnh mạch chân có điều kiện phát triển và di chuyển lên trên phổi, gây tắc nghẽn.
Bà bầu ngủ nhiều, ít vận động cũng sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng cứng cơ, dễ gãy xương, làm tăng mức đường huyết, gây đái tháo đường thai kỳ. Triệu chứng này có thể dẫn tới tiền sản giật nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Lười vận động là nguyên nhân khiến cho cơ thể của mẹ không đủ sức khoẻ cũng như sức chịu đựng cho những cơn đau đẻ thường, dẫn tới thời gian sinh nở kéo dài và khó khăn hơn.
Cuối cùng, việc nằm nghỉ nhiều sẽ làm tâm lý của phụ nữ dễ buồn chán, thất vọng, cô đơn, có khả năng dẫn tới trầm cảm.
Bà bầu nên ngủ như thế nào là tốt nhất?
Một ngày ngủ ít nhất 8 tiếng. Có nhiều chị em thắc mắc bà bầu ngủ trưa nhiều tốt không? Cách tốt nhất là chúng ta ngủ nhiều vào buổi tối từ 21h đến 6h sáng, trưa có thể ngủ thêm 30 phút đến 1 tiếng, sẽ giúp tăng cường sức khỏe và giảm việc buồn ngủ trong ngày.
Không làm việc quá sức, nặng nhọc. Nên nghỉ ngơi khi xuất hiện cơn buồn ngủ, không nên chống cự lại vì như vậy càng mệt mỏi và mất tập trung.
Bạn nên dành thời gian để tập thể dục nhẹ nhàng, điều này không chỉ làm giảm mệt mỏi mà còn giúp bạn ngủ sâu hơn.
Uống đủ nước, từ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sự trao đổi chất bên trong cơ thể cũng như giúp ngủ ngon hơn, tuy nhiên không nên uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là sau 9h tối vì sẽ gây mất ngủ cho mẹ khi phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh.
Bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều cá, các loại đậu, rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
Tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu
Tư thế ngủ đúng sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon và sâu hơn, không làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Trong ba tháng đầu và ba tháng giữa, do thai nhi còn nhỏ nên bạn có thể nằm bất kỳ tư thế nào mình cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên mẹ hạn chế không nằm ngửa vì sẽ làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ba tháng cuối thai kỳ khó ngủ hơn hết vì lúc này thai nhi chuyển động thường xuyên trong bụng cùng với các cơn căng cơ, chuột rút. Mẹ bầu nên áp dụng tư thế ngủ nghiêng sang trái, đồng thời chân phải gấp lại và chân trái duỗi ra để lưu thông máu cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Ngoài ra, bạn hãy trang bị cho mình thêm một chiếc gối ôm để giúp ngủ tốt hơn.
Nếu nằm nghiêng bên trái tốt cho thai nhi thì bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không? Nằm nghiêng sang bên phải sẽ không có lợi cho mẹ và bé. Ba tháng cuối thai kỳ thai nhi có xu hướng quay về phía bên phải, nếu mẹ nằm nghiêng sang phải sẽ làm tử cung nghiêng sang phải nhiều hơn, gây vặn xoắn mạch máu trong tử cung, chèn ép mạch máu ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi.
Nhiều mẹ bầu không cảm thấy thoải mái khi nằm trên giường nên quyết định chọn võng làm nơi nghỉ ngơi mỗi khi cơn buồn ngủ kéo đến. Bà bầu nằm võng nhiều có tốt không là thắc mắc của rất nhiều người.
Khi nằm võng, những rung lắc nhẹ nhàng sẽ giúp đưa con người vào giấc ngủ sâu hơn khi ngủ trên giường, đây là phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ở rất nhiều người.
Nhưng các bà bầu thì lại không được khuyến khích nằm võng bởi vì khi nằm cơ thể bạn sẽ bị bó hẹp với tư thế đầu và chân cao nhưng ngực bị ép, dễ dẫn tới suy hô hấp, không đủ oxy lên não ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Thêm vào đó, khi nằm võng mẹ bầu có nguy cơ bị té cao, nguy hiểm cho mẹ và bé.
Khi vào thời tiết mùa hè, các mẹ tuyệt đối cũng không nên nằm quạt quá nhiều vì sẽ khiến mẹ dễ đau đầu, cảm lạnh hoặc chóng mặt. Tốt nhất, hãy chỉnh quạt ở chế độ hẹn giờ, đặt ở mức gió nhẹ và không chĩa thẳng vào đầu.
Với những thông tin trên chắc chắn chị em đã tìm được cho mình đáp án bà bầu nằm nhiều có tốt không? Mẹ bầu nên cân bằng thời gian nghỉ ngơi, làm việc và có chế độ luyện tập thể thao nhẹ nhàng để duy trì sức khoẻ trong thai kỳ, chuẩn bị cho hành trình sinh nở sắp tới được thuận lợi.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.