Ngày 5/5 âm lịch hàng năm người ta hay gọi là tết Đoan Ngọ hay tết giết sâu bọ. Theo tín ngưỡng dân gian, đây được coi là một lễ hội rất quan trọng cần cúng kiếng kỹ càng. Chính vì thế, hòa chung với không khí "giết sâu bọ", hội chị chị em em không quên khoe những mâm cỗ cúng ngon mắt của gia đình mình trong ngày Tết này. 

Chị Lê Phương, ở Hà Nội háo hức khoe lên mạng xã hội mâm cỗ Tết đoan ngọ của nhà mình. Chị chia sẻ mỗi khi đến dịp "giết sâu bọ" sẽ thường chuẩn bị các món đặc trưng của người Bắc như rượu nếp cái, nếp cẩm, bánh tro và trái cây như vải, xôi chè và dưa lê.

Chị Nga Bùi‎ khoe mâm cơm cỗ với đa dạng các loại trái cây cùng rượu nếp cái, nếp cẩm. Tuy đơn giản nhưng nhờ cách bài trí khéo léo của chị mà mâm cỗ trông đặc sắc, hấp dẫn hơn nhiều.

Theo chị Thảo Lê, Tết Đoan Ngọ 5/5 là ngày toàn dân diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, mong một năm vụ mùa bội thu. Vì thế, chị đã chuẩn bị mâm cỗ với các loại trái cây như vải, mận, chuối…tượng trưng cho ý nghĩa đủ đầy và hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có bánh tro và rượu nếp.

Mâm cúng đã chuẩn bị chu đáo, hấp dẫn là không thể thiếu được món rượu nếp có vị thơm thơm, ngòn ngọt, hơi cay nơi đầu lưỡi. Chị Nguyên Hạnh khoe mâm cỗ với bát cơm rượu đựng trong hũ và chiếc gáo lạ mắt.

Ăn bánh ú vào Tết Đoan ngọ, cũng giống như việc ăn chè trôi nước vào Tết Nguyên tiêu. Vì thế, bánh ú lá trạng được chị Hồng Châu tự tay gói để dâng cúng tổ tiên vào ngày này.

"Nhà các chị đã xong Tết đoan ngọ chưa nhỉ", chị Ngô Thanh Huyền‎ hào hứng khoe mâm cỗ được chính mình bày biện tinh tế, hút mắt gửi tới cộng đồng mạng. 

Mâm cỗ nhà chị Lê Thị Thúc Loan nhìn đơn giản nhưng cũng khá hấp dẫn với một vài loại trái cây và bánh trái. Đặc biệt, chị còn chuẩn bị món thạch màu sắc khiến mâm cỗ trông màu sắc lại thanh mát.

Chị Tú Linh tranh thủ khoe mâm cỗ nhà mình, không kém phần thịnh soạn với đầy đủ các món chính là bánh tro mật, mận, vải...cùng một số món khác như chè, cơm rượu nếp.

Mâm cỗ nhà chị Nhung Ngô được nhiều người yêu thích bởi sử dụng những chiếc nia, rổ tự đan xinh xắn đựng món ăn. Chị cũng chăm chút, trang trí từng món khiến cho mâm cỗ trở nên hấp dẫn hơn.

Chị Ruby Châu kể hồi còn nhỏ, cứ mỗi lần gần đến dịp Tết Đoan Ngọ là bà nội hay chuẩn bị gói bánh bá trạng để cúng tổ tiên. Chị hay lẽo đẽo theo sau lưng bà, hỏi đủ chuyện. Nay đã trưởng thành chị hiểu chuyện hơn và có thể tự mình chuẩn bị món bánh này cho ngày "giết sâu bọ".a