Đếm nhịp thở trẻ sơ sinh, phát hiện sớm bệnh viêm phổi
Thở nhanh chính là dấu hiệu sớm nhất của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ, vì trẻ sơ sinh hít vào và thở ra theo chu kỳ. Đôi khi, trẻ có thể ngừng thở đến 5 giây hoặc lâu hơn. Hiện tượng này là bình thường và sẽ thay đổi khi trẻ lớn dần.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ phát hiện những bất thường ở sức khỏe của con thông qua nhịp thở.
Cách theo dõi nhịp thở để phát hiện viêm phổi sớm ở trẻ
Nếu bạn muốn yên tâm rằng hơi thở của con vẫn bình thường, dưới đây là 3 cách để mẹ có thể kiểm tra tại nhà:
Nghe: Đặt tai bên cạnh miệng, mũi của bé và lắng nghe âm thanh khi bé thở.
Nhìn: Mẹ ôm bé nằm trong lòng, ở trạng thái yên lặng, không quấy khóc. Sau đó, vén áo trẻ lên quá phần ngực, nhìn vào bụng hoặc ngực trẻ và bắt đầu đếm, mỗi lần hít vào thở ra là một nhịp, tiếp tục đếm trong vòng 1 phút và đếm lại 2-3 lần. Mẹ nên nhớ là không được đếm 30s hoặc 20s rồi nhân lên, vì trẻ sơ sinh thường có nhịp thở không đều nên làm theo cách này sẽ không có kết quả chính xác nhất.
Cảm giác: Áp má vào bên cạnh miệng và mũi con yêu để cảm nhận hơi thở của trẻ.
Nhịp thở của trẻ bao nhiêu là nhanh?
Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi, nhịp thở bình thường của trẻ là 40 – 60 lần/phút. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nhịp thở vào khoảng 35 – 40 lần/phút.
Các mẹ có thể dựa vào chỉ số nhịp thở và độ tuổi của trẻ ở dưới đây để kết luận trẻ có thở nhanh hay không.
Trẻ < 2 tháng tuổi: Nhịp thở > 60 lần/phút.
Trẻ từ 2 tháng – 11 tháng tuổi: Nhịp thở > 50 lần/phút.
Trẻ từ 12 tháng tuổi – 60 tháng tuổi: Nhịp thở > 40 lần/phút.
Lưu ý: Đôi khi lúc bé vừa ngủ dậy, nhịp thở của bé sẽ nhanh lên, thậm chí có những quãng ngừng thở ngắn (dưới 10 giây). Sự bất thường này chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, sau đó nhịp thở của bé lại trở về bình thường.
Bên cạnh nhịp thở, nếu con trẻ còn xuất hiện những triệu chứng sau thì khả năng cao trẻ bị viêm phổi: sốt nhẹ, ho vừa đến ho nặng, co lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm xuống khi trẻ hít vào), thở mệt, cơ thể tím tái quanh môi và mặt do thiếu oxy, thở khò khè hay thở rít khi nằm yên, co giật hoặc ngủ li bì khó đánh thức...
Chăm sóc và điều trị viêm phổi ở trẻ nhỏ
Khi trẻ bị viêm phổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong một vài trường hợp, trẻ không nhất thiết phải nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà.
Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp là điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.
Điều trị các triệu chứng kèm theo (sốt, khò khè…) theo hướng dẫn của thầy thuốc. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh, cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức; thực hiện thông mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nhỏ mũi để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú tăng cường vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho và tránh mất nước cho cơ thể.
Cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại khi bệnh tình trẻ trở nặng. Đây cũng là một phần quan trọng trong điều trị.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám Đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết: "Có nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp như vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Trong đó, nhóm vi rút chiếm tỷ lệ cao. Điển hình trong nhóm này là vi rút hô hấp hợp bào hô hấp (RSV) - tác nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp, viêm phổi) thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi là phế cầu khuẩn (Streptococus pneumonia), Hemophilus influenza típ b và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus). Hiện tại, chúng ta chỉ có các vắc xin phòng bệnh do Hemophilius influenza típ b và phế cầu khuẩn; các tác nhân khác chưa có vắc xin phòng bệnh.
Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, phụ huynh cần cho các cháu tiêm chủng đầy đủ. Bên cạnh đó, phải tăng cường sức đề kháng của các cháu bằng cách cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm trẻ mỗi khi trời trở lạnh."
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.