Để tự cứu mình khỏi ung thư: Bạn phải nhớ lắng nghe chính bản thân mình
Việt Nam đứng ở vị trí nào?
Theo thống kê của tổ chức ung thư thế giới, số ca ung thư trên toàn thế giới không ngừng tăng. Các quốc gia có số người mắc ung thư cao như Úc, Newzilan, Hunggari, Ireland, Mỹ, Pháp, Hà Lan…
Trên bản đồ ung thư thế giới, Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 Châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2015, Việt Nam xếp vị trí 107 và thời điểm 2013 xếp ở vị trí 108.
Số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.
Tỷ lệ số ca mắc ung thư của Việt Nam không cao trong thế giới tuy nhiên tỷ lệ tử vong do ung thư lại đáng báo động. Ở nước ta, tỷ lệ tử vong do ung thư được xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ 104,4/100.000 dân.
Tỷ lệ tử vong cao như trên là do người bệnh ung thư ở Việt Nam thường đến bệnh viện trong thời gian bệnh đã muộn, ung thư xâm lấn, di căn. Các bác sĩ điều trị cũng khó khăn hơn. Thậm chí không điều trị được gì cho bệnh nhân vì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Bệnh nhân chỉ được hỗ trợ giảm đau và kéo dài thêm cuộc sống theo từng tháng.
Các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày. Ở nam giới là gan, phổi, đại trực tràng, thực quản, ung thư tuyến tiền liệt... Các bác sĩ cho biết nhiều loại bệnh ung thư ở Việt Nam có thể phát hiện mắc bệnh sớm hơn, nhưng người dân chủ quan và không có thói quen khám sức khoẻ định kỳ.
Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm thì cơ hội điều trị khỏi rất cao. Thống kê của thế giới ở giai đoạn đầu có đến 90% bệnh nhân có cơ hội điều trị khỏi, sống trên 5 năm. Còn ở giai đoạn muộn, chỉ có 5 – 10% bệnh nhân có thể sống được trên 5 năm.
Hãy lắng nghe cơ thể mình
Theo bác sĩ Võ Xuân Quang, nguyên bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), người dân cần có thói quen tạo cho mình một quyển sổ khám sức khoẻ cho mình. Không cần phải tới các bệnh viện lớn với giáo sư đầu ngành. Họ chỉ cần có một bác sĩ gia đình và những thông số sức khoẻ định kỳ đều được lưu lại. Nếu có bất thường gì sẽ tiến hành các chẩn đoán chuyên sâu để có thể chẩn đoán ung thư sớm nhất.
Ngoài ra, người dân cần biết sức khoẻ của mình như thế nào từ ăn uống, giấc ngủ, những thay đổi hàng ngày. Nếu có bất thường gì, hãy nghĩ có thể là dấu hiệu đầu cảnh báo bệnh ung thư. Phải biết lắng nghe cơ thể của mình. Cơ thể thay đổi là có bất thường khi ấy cần tới các cơ sở y tế ngay.
Các dấu hiệu của ung thư như thay đổi trong việc tiêu, tiểu hàng ngày, nhất là tiêu ra máu; loét không lành; ra huyết hay tiết dịch bất thường; sờ thấy cộm trong vú; khó nuốt; ho kéo dài hay khàn tiếng hơn 3 tuần; thay đổi tính chất nốt ruồi hoặc có vùng da bất thường; sụt cân không rõ lý do. Những dấu hiệu này xuất hiện, bạn đừng đổ do stress, do gia đình, do công việc mà hãy nghĩ có thể đã mắc bệnh ung thư nào đó.
Cần thay đổi nếp sống lành mạnh, bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, ăn uống cân bằng, vận động đầy đủ.
Khi có người quen bị ung thư, không cần hoang mang vội vã đi tầm soát. Hiện nay, việc tầm soát bằng các gói xét nghiệm như thử máu, tìm gen, chụp CT, Xquang, bác sĩ Quang cho rằng chưa cần thiết vì chỉ tốn tiền, hại não. Các xét nghiệm sàng lọc ung thư tính đặc hiệu không cao có thể gây ra âm tính giả và người bệnh chủ quan dẫn tới ung thư không được chẩn đoán sớm.
Tầm soát bệnh gì, cho ai, khi nào, bằng test nào... đó chính là những vấn đề cơ bản của chiến lược phòng chống ung thư của một quốc gia. Bác sĩ Quang cho rằng không phải bệnh ung thư nào cũng tầm soát được, ví dụ như ung thư não, phương pháp tầm soát duy nhất là CT nhưng việc phát hiện sớm vẫn không làm thay đổi tiên lượng, nên việc tầm soát không có giá trị.
Tầm soát ung thư phổi chỉ nên dùng cho đối tượng nguy cơ, tuổi từ 55-80 với tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. Phương pháp được chọn là CT phổi liều thấp định kỳ hàng năm. Người bình thường không hút thuốc, không có chỉ định tầm soát.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....