Tất cả đều không mắc bệnh trầm cảm vào đầu thời điểm nghiên cứu. Đến cuối cuộc nghiên cứu, hơn 2.100 phụ nữ được chẩn đoán mắc trầm cảm. Con số này tăng gấp đôi khi sử dụng tiêu chuẩn sàng lọc ít nghiêm ngặt hơn.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học JAMA Network Open, các tình nguyện viên đồng thời được tìm hiểu kỹ về chế độ ăn uống. Kết quả cho thấy nhóm 20% dùng nhiều thực phẩm "siêu chế biến" nhất - bao gồm thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp/gói ăn liền, snacks, các loại bánh kẹo, nước ngọt - có nguy cơ trầm cảm cao hơn tới 50% so với những người không hoặc ít ăn. Thực phẩm siêu chế biến là nhóm chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo thay thế đường nhất.

Dùng thực phẩm siêu chế biến giàu chất làm ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng rất xấu đến tinh thần. Ảnh: SCITECHDAILY

Theo GS Andrew Chan, thực phẩm siêu chế biến giàu chất làm ngọt nhân tạo được biết đến là liên quan tình trạng viêm mạn tính, gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, bao gồm chứng trầm cảm. Chúng cũng phá vỡ hệ vi sinh vật lành mạnh trong ruột liên quan việc chuyển hóa và sản xuất các protein cần thiết cho hoạt động não. Kết quả này cho thấy sự thay đổi chế độ ăn có thể mang lại lợi ích rất quan trọng đối với những người đang gặp khó khăn về mặt tinh thần.