Để nhận 1 triệu hỗ trợ do dịch COVID-19, nhiều người phải mất 2,5 triệu về quê làm giấy xác nhận
Chiều 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Gò Vấp của đơn vị số 8, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Đức Sáu bày tỏ sự cảm ơn đến cơ quan quản lý nhà nước trong việc chăm lo kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt hỗ trợ gia đình chính sách, lao động mất việc làm… Tuy nhiên, có một thực tế làm nhiều cử tri tâm tư là câu chuyện hỗ trợ cho đối tượng lao động tự do.
“Những người là lao động tự do rất háo hức vì được nhà nước quan tâm. Nhưng giờ họ ngán rồi, thủ tục rườm rà mà thời gian làm lại chậm. Có người còn xin thôi vì quê ở tận Vĩnh Phúc vào TPHCM tạm trú, để nhận được 1 triệu đồng tiền hỗ trợ, chính quyền yêu cầu họ phải về quê làm giấy xác nhận, trong khi việc đi và về đã mất hết 4 ngày, tiết kiệm lắm cũng tốn khoảng 2,5 triệu đồng” - ông Sáu kể.
Ông Nguyễn Văn Lâm - Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, tính đến ngày 12/5, các trường hợp nhận được hỗ trợ đều chiếm tỷ lệ trên 90%. Con số chưa nhận hỗ trợ là do vắng mặt, các địa phương đang tiếp tục cập nhật.
“Hiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM đang lập báo cáo các nội dung gặp khó để kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính phủ giải quyết” - ông Lâm khẳng định.
Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng, thành phố là nơi duy nhất tất cả cán bộ, viên chức phải giảm 1/4 thu nhập để đóng góp hỗ trợ.
“Việc hỗ trợ chỗ nào chưa hợp lý về thủ tục thì chúng ta sẽ có kiến nghị giải quyết. Người dân nhận hỗ trợ ảnh hưởng dịch COVID-19 nếu chưa nhận thì còn đó, không mất, mà chỉ nhận muộn hơn thôi” - Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri cũng đặt vấn đề đạo đức, trách nhiệm của cán bộ trong việc nâng giá mua máy xét nghiệm ở 1 số địa phương, các vấn đề liên quan công tác cán bộ.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, kỳ họp Quốc hội sắp tới, thành phố sẽ có đề nghị Chính phủ báo báo về việc kiểm tra, rà soát điều tra việc mua máy xét nghiệm tại các địa phương. Đối với công tác cán bộ, nội dung lấy ý kiến đóng góp, xây dựng của người dân sẽ trở thành một trong những yêu cầu của đại hội Đảng các cấp.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm đến chủ quyền biển đảo. Cử tri Trương Thanh Triều cho rằng, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều động thái đấu tranh về ngoại giao để bảo vệ quan điểm chủ quyền biển đảo của Việt Nam nhưng còn nhiều việc phải làm. Thực tế Trung Quốc vẫn ngang ngược xâm phạm chủ quyền của nước ta.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, mỗi tấc đất hiện nay đều là công lao của ông cha gìn giữ, nay Đảng quyết tâm bảo vệ. Từ năm 1975 đến nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quan hệ với các nước láng giềng luôn có những chính sách quan hệ hợp tác tốt đẹp. Việc coi trọng, thống nhất trong chủ trương bảo vệ chủ quyền biên giới trên đất liền và biển đảo không bao giờ lơi lỏng.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...