Đây là 3 căn bệnh ung thư có khả năng di truyền, phụ nữ sắp hoặc đang mang thai nên đặc biệt lưu ý
Bản thân ung thư là bất thường của tế bào do đột biến ở 1 hoặc nhiều bộ gen, dẫn đến hình thành các khối u ác tính nhanh chóng, di căn và khó kiểm soát. Các đột biến gây bệnh trên gen có thể gây ra nhiều loại ung thư và cũng có thể di truyền cho thế hệ sau, dẫn đến di truyền ung thư. Dưới đây là 3 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ sắp sinh hoặc đang mang thai:
Ung thư vú
Ung thư vú được xem là căn bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm trong tốp đầu đối với phụ nữ dù ở lứa tuổi nào. Nếu bà, mẹ hoặc chị em gái của bạn bị ung thư vú, nguy cơ phát triển bệnh này ở bạn cao hơn người bình thường đến vài lần.
Nếu đang phải điều trị ung thư vú, tốt nhất bạn không nên mang thai. Các chuyên gia cũng nhắc nhở rằng bệnh này rất dễ tái phát và tỷ lệ di truyền cao. Nên chờ 5 năm sau khi điều trị bệnh để sinh con, lúc này sức khỏe của mẹ đã hoàn toàn ổn định và thuốc điều trị cũng đã hết tác dụng, không còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là một phần trong cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vảy) hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường dẫn đến hình thành các khối u trong cổ tử cung.
Bệnh khởi phát khi các tế bào trong cổ tử cung phát triển, nhân lên một cách mất kiểm soát, xâm lấn những khu vực xung quanh, cũng như di căn đến các bộ phận khác của cơ thể khác như phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là 1 căn bệnh phụ khoa cực nguy hiểm. Việc mắc ung thư buồng trứng biểu mô có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng và ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng là rất cao. Tốt nhất là bạn nên đi tầm soát sớm và khám bệnh định kỳ, nhất là khi có ý định sinh con.
May mắn là bệnh này có tỷ lệ mắc ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tương đối thấp. Trong khoảng 90% các trường hợp, ung thư buồng trứng ít xảy ra sau tuổi 40 và phần lớn các trường hợp khởi phát bệnh sau tuổi 60.
Ảnh hưởng của ung thư lên thai nhi?
Ảnh hưởng của ung thư lên thai nhi vẫn còn rất nhiều điều chưa được làm rõ, nhưng dường như ung thư hiếm khi gây ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi. Chỉ một số ít ung thư có thể lây truyền từ mẹ sang bào thai như ung thư hắc tố, ung thư phổi tế bào nhỏ, U lympho không Hodgkin và ung thư máu.
Nếu ung thư không lây sang em bé, em bé sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn giám sát chặt chẽ em bé để phát hiện những triệu chứng sớm của ung thư nếu như chẳng may chúng bị lây truyền từ mẹ.
Cho con bú
Tế bào ung thư không truyền sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Nhưng các thuốc hóa trị có thể được truyền qua và gây ảnh hưởng xấu đến bé. Một số chất phóng xạ (ví dụ như iodine được sử dụng điều trị ung thư tuyến giáp) cũng có thể được vận chuyển qua sữa mẹ gây hại cho bé. Vì vậy phụ nữ điều trị ung thư thường được yêu cầu không cho con bú.
Nếu có thể cho con bú, hãy nhớ luôn luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...