Đây chính là nguyên tắc ăn uống hợp lý cho người bệnh lao phổi theo lời của chuyên gia
Do vậy để phòng ngừa và kiểm soát bệnh, cần quan tâm nhiều hơn về chế độ ăn uống hàng ngày.
Dưới đây là chia sẻ của Bác sĩ Vũ Thị Tâm, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam với báo Phunusuckhoe.vn về vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh.
Bệnh lao phổi là gì?
Là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp mãn tính do khuẩn hình que dẫn đến, lây từ người này sang người khác.
Các triệu chứng điển hình của bệnh nhân: toàn thân trúng độc, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, mệt mỏi, giảm cân, rối loạn kinh nguyệt. Kèm theo đó là ho có đờm, ho ra máu, thở gấp.
Đa phần bệnh phát triển chậm, không có triệu chứng rõ ràng, chụp X Quang kiểm tra mới phát hiện ra. Hầu hết bệnh nhân sau khi phát hiện, chỉ cần điều trị và nghỉ ngơi tích cực trong một thời gian, có thể hồi phục sức khỏe. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến bị tràn dịch màng phổi.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị lao phổi
Bác sĩ Tâm cho biết, khi bệnh nhân được chuẩn đoán bị bệnh, ngoài việc điều trị bằng thuốc, thì bổ sung dinh dưỡng dlà điều cần thiết.
Bệnh nhân phải được tăng cường chế độ ăn uống, để bù đắp lượng tiêu hao do bệnh gây nên, nâng cao sức đề kháng. Những bệnh nhân lao phổi nên thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng sau đây.
Cung cấp đầy đủ năng lượng
Người bị bệnh lao phổi mãn tính, năng lượng yêu cầu phải vượt quá người bình thường, mỗi ngày phải cung cấp năng lượng là 168~210KJ /kg (40~50 Kcal / kg).
Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết nặng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nên dựa vào tình hình thực tế, tiến hành tuần tự theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, các thực phẩm bổ sung phải vừa có dinh dưỡng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Protein chất lượng cao
Người bệnh bị sụt cân rất nhiều, giảm sức đề kháng, do đó cần phải bổ sung lượng lớn protein, giúp tăng miễn dịch và cải thiện tình trạng thiếu máu. Cung cấp protein hàng ngày từ 1,5~2,0g/kg.
Protein chất lượng cao chiếm hơn 50% tổng số, như thịt, sữa, trứng, gia cầm và các sản phẩm từ đậu nành.
Lượng carbohydrate và chất béo
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính, vì vậy bệnh nhân không cần phải kiêng quá nhiều, ăn đầy đủ các dưỡng chất. Hàng ngày nên cung cấp 250~300g carbohydrate, chất béo khoảng 80g là thích hợp.
Các loại vitamin
Bao gồm vitamin A, D, C và vitamin nhóm B, ăn nhiều rau tươi như cà rốt, khoai tây và các chế phẩm từ đậu nành.
Hoa quả có thể ăn nhiều như hồng, lê, cam, táo, cà chua. Bổ sung thêm cá, tôm, thịt động vật, trứng và các thực phẩm khác. Khuyến khích người bệnh tắm nắng hoặc hoạt động ngoài trời, giúp tăng vitamin D, hấp thụ canxi.
Thực phẩm giàu chất xơ và nước
Điều này giúp tạo thói quen đi đại tiện, phòng bị táo bón, tránh bị rối loạn tiêu hóa là biện pháp cần thiết để loại bỏ chất thải tích tụ trong cơ thể.
Ăn các loại rau củ tươi, ngũ cỗc thô, những thực phẩm giàu chất xơ. Bổ sung 2 lít nước mỗi ngày, nước giúp pha loãng, bài trừ độc tố trong cơ thể.
Bổ xung dưỡng chất nhiều canxi
Dinh dưỡng cho bệnh lao đòi hỏi rất nhiều canxi, sữa có hàm lượng canxi cao, dễ hấp thu. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cung cấp từ 250-300ml sữa, các sản phẩm từ đậu nành, rau lá xanh, các loại súp lơ, sò, rong biển, tôm, hàu... cũng là nguồn cung cấp canxi tốt.
Những thực phẩm người bệnh nên hạn chế
- Không ăn thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ và những thực phẩm khó tiêu hóa.
- Rau bina (cải bó xôi) có chứa rất nhiều axit oxalic, axit oxalic vào cơ thể có thể kết hợp với canxi để tạo thành canxi không hòa tan. Do đó, cơ thể không thể hấp thụ canxi, dẫn đến thiếu canxi, điều này rất nguy hiểm đối với người bị bệnh lao phổi. Khuyến cáo các bệnh nhân không nên ăn rau bina.
- Dứa có chứa các enzyme proteolytic, có thể làm tổn thương phổi, càng làm tăng sự lây lan của bệnh và ho ra máu.
- Trong khi dùng thuốc kết hợp ăn cà tím dễ dị ứng như đỏ mặt, ngứa, buồn nôn, và thậm chí huyết áp cao, đau ngực và các triệu chứng khác. Ăn ớt tươi, hành lá, gừng và các món ăn nóng cũng rất nguy hại cho người bệnh lao phổi.
- Hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc làm tăng kích ứng đường hô hấp, dễ dẫn đến ho nhiều hơn. Cồn trong rượu có thể làm cho mạch máu giãn ra, làm trầm trọng thêm khí quản của người bệnh lao, tăng ho và ho ra máu, do đó người bệnh lao phải bỏ thuốc lá và uống rượu. Bệnh nhân lao phổi hãy nói “không” với bia rượu
- Cá: Bệnh nhân lao không nên ăn cá, đặc biệt là cá không có vảy hoặc cá không tươi. Vì trong cá chứa rất nhiều histidine, khi histidine vào cơ thể người bệnh có thể biến đổi thành histamin.
Số lượng lớn histamin – chất dẫn truyền thần kinh có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp làm sưng niêm mạc mũi, co thắt phế quản, dị ứng, phản ứng xung huyết phồng rộp, ở đường tiêu hóa, ruột gây đau bụng, kích thích sự tiết dịch vị. Đối với hệ tim mạch làm giãn rộng của các mao mạch mạch máu, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim.
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...
Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện
Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại sau khi phát hiện nhiều con chó cắn...
Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc sửa tổng thể Luật Bảo hiểm y tế thay vì chỉ sửa...