Đậu phụ 'ngon - bổ - rẻ' nhưng ít ai ngờ đến tác hại khôn lường của loại thực phẩm 'lành tính' này: Khó tiêu, tăng nguy cơ sỏi thận
Đậu phụ dễ ăn lại chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt nó còn có thể chế biến được rất nhiều món ăn chay, mặn khác nhau. Thế nhưng, cái gì ăn nhiều cũng không tốt. Dưới đây là những tác hại của đậu phụ khi ăn quá nhiều.
Lợi ích của đậu phụ với sức khỏe
Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định.
Bệnh tiểu đường
Các sản phẩm từ đậu nành làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường.
Ung thư
Đậu phụ là nguồn selen dồi dào, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động đúng đắn, từ đó ngăn ngừa ung thư đường ruột. Đàn ông cũng có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng cách ăn đậu phụ, nhưng với số lượng vừa phải.
Ngăn ngừa bệnh tim
Các chế phẩm từ đậu nành, đậu phụ chứa isoflavone làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch.
Đậu phụ tuy tốt nhưng cũng không thể ăn quá nhiều.
Tác hại của đậu phụ khi ăn quá nhiều
Đậu phụ hay các sản phẩm làm từ đậu nành được coi là an toàn khi bạn tiêu thụ hàng ngày với lượng dùng hợp lý. Nếu lạm dụng đậu phụ trong các bữa ăn, ăn liên tục nhiều ngày với số lượng lớn, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ sức khỏe sau đây:
Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa
Đậu hũ chứa chất ức chế enzym mạnh, có thể ngăn chặn hoạt các enzyme proteolytic cần thiết cho sự tiêu hoá protein, làm phá vỡ quy trình tiêu hóa lành mạnh.
Ngoài ra, chất glucid trong đậu phụ chủ yếu chất xơ và đa đường, hàm lượng tinh bột ít, khi vi khuẩn trong ruột phân giải những chất glucid này sẽ sinh ra nhiều khí, vì thế ăn quá nhiều đậu hũ rất dễ bị trướng bụng.
Tăng nguy cơ sỏi thận
Đậu phụ chứa nhiều chất oxalat có thể gây sỏi thận. Oxalat khi được cơ thể hấp thu, sẽ được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Lúc này, nó sẽ kết hợp với canxi để tạo thành canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận.
Ảnh hưởng đến tuyến giáp
Đậu phụ được làm từ đậu nành và trong đậu nành chứa hợp chất isoflavone genistein. Đây là chất có thể chèn tuyến giáp, gây trở ngại cho sản xuất hormone tuyến giáp và đặc biệt là gây ra chứng suy giáp.
Ngăn chặn hấp thụ khoáng chất
Đậu phụ chứa axit phytic, khi liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magie, sẽ ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Suy giảm vấn đề nhận thức khi về già
Một trong những tác hại của đậu hũ khi bạn ăn quá nhiều nó có thể ảnh hưởng đến bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Đặc biệt, những người ăn nhiều đậu hũ ở tuổi thanh niên đến trung niên sẽ có khả năng nhận thức thấp hơn khi về già, nguy cơ chứng mất trí và bệnh Alzheimer cũng nhiều hơn.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...