Khi bị đau đầu, nhất là trường hợp đau đầu kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là chán ăn đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng xấu ít nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Chứng đau đầu có thể xuất hiện tại bất kì thời điểm nào của thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Bởi đây là thời điểm cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nội tiết tố nhiều nhất, rồi bị ốm nghén, căng thẳng mệt mỏi, viêm xoang hoặc do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp làm ảnh hưởng hệ thần kinh. Bên cạnh đó, chứng đau đầu còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu bên trái khi mang thai

Các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ nên ghi lại nhật kí khi mang thai để theo tình trạng của bản thân cũng như của thai nhi trong từng thời kì. Sự thay đổi nội tiết, có thể dẫn đến cơn đau nửa đầu theo hai chiều hướng, mạnh hơn hoặc yếu đi. Hoặc trọng lượng thai nhi dần tăng lên cũng cản trở quá trình lưu thông máu lên não gây ra chứng đau nửa đầu cho bà bầu. Bên cạnh đó, chất dẫn truyền xung thần kinh của não bộ serotonin xuống thấp cũng làm xuất hiện những cơn đau nửa đầu ở bà bầu. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng thất thường, căng thẳng ở phụ nữ có thai.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu bên trái khi mang thai

Ở một số bà bầu, chứng đầu nửa đầu xuất hiện lại là do huyết áp không ổn định. Khi huyết áp cao có thể khiến dây thần kinh não bộ co lại, giảm lưu lượng máu. Hơn nữa, huyết áp cao kèm theo chứng đau nửa đầu trong thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo bà bầu có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật. Nếu bà bầu ghi chú lại điều này cẩn thận, sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong quá trình hỗ trợ sinh nở, giúp mẹ tròn con vuông.

Không chỉ vậy, nhiều mẹ bầu lại gặp phải tình trạng co cơ, đặc biệt trong những tháng cuối. Vì hệ cơ phải kéo dài nhằm thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình co cơ, lượng hormone serotonin gia tăng khiến bà bầu phải đối mặt với hội chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, bị đau đầu bên trái khi mang thai còn do thói quen ăn một số chất kích thích như chocolate, uống nhiều cà phê, thời tiết thay đổi, ảnh hưởng của stress.

Chính vì vậy, khi mẹ bầu ghi lại cẩn thận những điều này sẽ rất có lợi, giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân cụ thể để có hướng điều trị phù hợp.

Làm thế nào khi bị đau nửa đầu khi mang thai?

Đắp khăn lạnh và nhờ chồng massage để chữa đau đầu

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận trước vệc sử dụng các loại dược phẩm, không nên dùng thuốc giảm đau dù chúng có là thảo mộc đi chăng nữa. Thay vào đó, mẹ hãy áp dụng các liệu pháp từ dân gian để điều trị chứng đau nửa đầu bên trái khi mang thai, dùng khăn hoặc gạc mềm để chườm ở xung quanh phần đầu, mắt và thái dương. Đồng thời sử dụng thêm một chiếc khắn lạnh để đắp sau cổ, kết hợp massage nhẹ nhàng vùng cổ và lưng, có thể nhờ sự hỗ trợ từ anh xã, việc này có tác dụng giảm chứng đau đầu rất tốt. Sau đó, nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh để có thể xoa dịu cơn đau.

Khi bị đau đầu, mẹ bầu hãy tránh xa những nơi ồn ào, náo nhiệt. Hàng ngày, hãy thực hiện vài động tác thể dục để thư giãn, thở sâu, đồng thời hãy nhắm mắt lại tưởng tượng mình đang ở một khung cảnh thiên nhiên thanh bình, tận hưởng những giây phút êm đềm và nhẹ nhàng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống hợp lý, ngủ nghỉ khoa học. Đối với bữa ăn hàng ngày, mẹ hãy chia thành những bữa nhỏ để cơ thể hấp thu được tối đa năng lượng nạp vào, đảm bảo cân bằng dưỡng chất. Còn về phần giấc ngủ thì mẹ hãy cố gắng ngủ đủ giấc, nếu không thể chợp mắt vì những cơn đau, hãy cố gắng hít thở sâu, tĩnh tâm trong phải phút để hormone hỗ trợ giấc ngủ melatonin nhanh chóng tiết ra. Sau khi thức dậy, chứng đau nửa đầu sẽ giảm, không còn khiến bà bầu phiền muộn.

Ngủ sâu giấc, thoải mái giúp giảm đau đầu hiệu quả

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp bị đau nửa đầu bên trái khi mang thai đều nguy hiểm, tuy nhiên mẹ bầu không nên chủ quan. Bởi nếu đau nửa đầu bên trái mà kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường như buồn nôn, ói mửa, thay đổi khả năng thị giác, chân sưng phù… thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương điều trị kịp thời.