Đau nhói bụng khi mang thai 4 tháng: Dấu hiệu và giải pháp cho mẹ bầu
Nội dung bài viết
Nhiều mẹ bầu cảm thấy đau bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 mặc dù đây là thời kỳ được coi là ổn định và khỏe mạnh nhất trong thai kỳ. Ở bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về đau nhói bụng khi mang thai 4 tháng nhé.
Đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm không?
Hiện tượng và nguyên nhân
Hiện tượng đau lâm râm ở vùng bụng dưới tháng thứ 4 mẹ bầu gặp phải nếu không trong thời gian quá lâu thì đừng nên lo lắng quá nhé. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do:
- Chứng rối loạn tiêu hóa: Nếu nhẹ thì các mẹ có thể bị đầy hơi, trướng bụng, nặng hơn là bị táo bón, tiêu chảy. Một số bà bầu mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất thường bị rối loạn tiêu hóa và vẫn tiếp tục bị trong tháng thứ 4.
- Tử cung của mẹ to dần: Khi em bé lớn lên thì tử cung của người mẹ cũng phình to ra, chèn ép các mô và dây chằng xung quanh. Điều này tạo ra các cơn đau bụng dưới ở mẹ bầu. Cũng từ tháng thứ 4, nhiều mẹ đã bắt đầu lộ bụng bầu.
Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
Khi mang thai việc đau bụng dưới được coi là một chuyện bình thường. Nhưng nếu cảm giác đau bụng của bạn kéo dài đi kèm với một số triệu chứng như:
- Đau dữ dội
- Âm đạo chảy máu
- Tiết dịch nhầy màu nâu
Đây là những biểu hiện cho thấy người mẹ đang gặp phải một số vấn đề bất thường và cần có sự hỗ trợ của bác sĩ.
Mang thai ngoài tử cung
Khi mẹ bầu gặp phải trường hợp mang thai ngoài tử cung, nghĩa là trứng được thụ tinh nhưng lại không thể làm tổ trong tử cung mà lại nằm bên ngoài. Điều này làm cho mẹ bầu phải chịu đựng những cơn đau tức ở bụng dưới. Một thống kê đã chỉ ra rằng, cứ 50 mẹ bầu thì sẽ có một trường hợp mang thai ngoài tử cung.
Dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung bao gồm: đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, đau buốt khi đi tiểu, hoạt động thể chất sẽ bị đau. Nếu mẹ bầu có hiện tượng chảy máu nhiều hay rối loạn nhịp tim, cảm thấy hồi hộp và có dấu hiệu bị sốc, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Sinh non khi mang thai tháng thứ 4
Nếu xuất hiện cơn co thắt liên tục trước 37 tuần thai, kèm theo những cơn đau lưng liên tục, điều này cho biết bạn có thể sẽ sinh non. Nếu bị như vậy bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Các cơn co thắt có thể kèm hay không kèm theo dịch âm đạo, có máu hoặc giảm thai máy.
Sảy thai
Trong khoảng 22 tuần đầu tiên bạn rất dễ có hiện tượng sảy thai. Đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên dành cho bạn, thêm vào đó là việc chảy máu âm đạo liên tục trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường đi kèm với một số triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, đau rát vùng dưới khi đi tiểu và đi tiểu có máu kèm theo. Một số mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu gặp phải triệu chứng đau bụng Nếu để trường hợp này kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng ở thận và làm tăng nguy cơ sinh non.
Bầu 4 tháng đau bụng dưới bên phải hay bên trái thì nên làm gì?
Nên đến cơ sở y tế để được hỗ trợ và chăm sóc ngay khi mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi đau bụng dưới khi mang thai 4 tháng. Việc khám thai định kỳ cũng rất quan trọng vì nó theo dõi được cả tình trạng của em bé và mẹ để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu lạ. Bên cạnh đó các mẹ bầu cũng cần thực hiện một số vấn đề như:
Mặc quần áo rộng rãi thoải mái
Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, em bé của bạn bắt đầu tăng trưởng kích thước nhanh và bạn bắt đầu nhô bụng bầu. Chính vì vậy từ giai đoạn này mẹ bầu nên chọn cho mình những bộ đồ rộng rãi để cả mẹ và bé được thoải mái.
Chú ý tư thế ngủ và hoạt động
Tư thế ngủ mà bác sĩ khuyên mẹ bầu nên nằm là nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực của thai nhi lên các cơ, mô gần tử cung người mẹ. Tư thế nghiêng này cũng giúp cho bé nhận được tối đa lượng oxy từ mẹ và phát triển tốt hơn.
Các mẹ cũng cần tránh những tư thế dễ gây đau bụng như: ngồi gập người quá lâu, với tay lên quá cao, cúi xuống để bê vật nặng.
Tập luyện điều độ
Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, thai chưa quá lớn nên các mẹ chưa phải chịu những áp lực từ bụng bầu. Vì vậy các mẹ hãy tập thể dục nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, chống hiện tượng táo bón, căng cơ hay mỏi khớp.Một số môn thể thao cho mẹ bầu là bơi, yoga, đi bộ,…
Uống đủ nước
Hãy uống đủ nước để hệ bài tiết làm việc hiệu quả đồng thời cung cấp đủ nước ối cho thai nhi. Người mẹ nên uống khoảng 2 lít nước một ngày, không nên uống nhiều vào buổi tối vì nó dễ gây tiểu đêm và mất ngủ.
Trên đây là tổng hợp về đau nhói bụng khi mang thai 4 tháng, hy vọng nó sẽ giúp ích cho mẹ bầu để vượt qua thời kỳ này nhé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.