Đau mạn sườn phải khi mang thai báo động điều gì?
Nội dung bài viết:
Đau tức hạ sườn phải khi mang thai là gì?
Đau mạn sườn phải khi mang thai trong ba tháng cuối của thai kỳ là cơn đau khá phổ biến. Ba tháng cuối là giai đoạn lồng ngực bà bầu dãn rộng để nhường không gian cho tử cung ngày càng to.
Thông thường, đau mạn sườn phải khi mang thai là một biểu hiện lành tính, cho thấy thai kỳ và em bé đang tiến triển tốt. Vậy nguyên nhân gây đau xương sườn khi mang thai và cách khắc phục chúng là gì? Một chút kiến thức về vấn đề này sẽ hữu ích cho mẹ để có một thai kỳ hoàn hảo nhất.
Nguyên nhân gây đau xương sườn khi mang thai là gì?
Ở những tháng cuối của thai kỳ, em bé phát triển ngày càng nhanh khiến tử cung được đẩy lên trên khoang bụng nhiều hơn, có thể đè vào xương sườn của mẹ và làm cho bà bầu bị đau bên hông phải hoặc trái.
Đau xương sườn khi mang thai có thể xảy ra do trọng lượng tăng lên và kích thước vú nở rộng. Trọng lượng tăng tạo áp lực lên khung xương sườn và xương sống, đôi khi chị em còn bị đau xương ức khi mang thai do tình trạng này gây nên.
Đau xương sườn còn có thể xảy ra do thay đổi cơ thể (cơ bắp và hormone) trong quá trình mang thai. Khi bạn đang mang thai, lồng ngực mở rộng để hỗ trợ phổi và tử cung. Tất cả những thay đổi này có thể dẫn đến đau xương sườn.
Do sự thay đổi hormone: Ở những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể tiết ra một loại hormone là hormone relaxin (hormone do nhau thai tiết ra). Dưới tác động của hormone này, dây chằng ở bụng và hông kéo dãn ra tạo không gian cho bé phát triển và hỗ trợ mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Với sự giãn nở của tử cung, dây chằng trong lồng ngực cũng căng ra và gây ra hiện tượng đau mạn sườn phải khi mang thai.
Các triệu chứng của đau xương sườn khi mang thai
Có những triệu chứng thường gặp của tình trạng đau xương sườn, bao gồm:
- Đau trên một hoặc cả hai bên mạn sườn, vùng hông lưng.
- Cảm giác khó thở, hít thở không đủ sâu do áp lực của tử cung tác động lên các xương sườn.
- Đau vai do các dây thần kinh kết nối cơ hoành vào vai bị chèn ép bởi áp lực từ tử cung.
- Ăn uống khó tiêu, cảm giác đầy hơi kèm theo tình trạng dạ dày bị chèn ép.
Cách giảm đau xương sườn cho bà bầu
Trong suốt thai kỳ của mình, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, nhất là khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.
Nếu cơn đau quá khó chịu, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc giảm đau hiệu quả và không có chống chỉ định khi mang thai. Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ gây táo bón, một triệu chứng cực kỳ khó chịu trong thai kỳ. Vì vậy, nếu có thể, mẹ bầu nên tránh uống thuốc.
Một số cách giảm đau không dùng thuốc cho bà bầu:
Mặc quần áo thoải mái
Những bộ quần áo cũ, ôm sát cơ thể chỉ làm cơn đau của bạn thêm nghiêm trọng, vì chúng sẽ làm tăng áp lực lên xương sườn của mẹ. Bạn nên mua một vài bộ quần áo rộng rãi, thoải mái.
Thay đổi tư thế
Để giảm đau mạn sườn, hãy nhớ luôn ngồi đúng tư thế. Đau mạn sườn có thể tăng lên khi ngồi. Nguyên nhân là do áp lực của cơ thể lên mạn sườn nhiều hơn.
Khi ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía trước trong một thời gian dài, bạn đã vô tình đẩy bé vào vùng không gian nhỏ hơn. Việc này có tác động không tốt đến chứng đau xương sườn của bạn. Vì vậy, để cải thiện tình trạng đau mạn sườn phải khi mang thai bạn nên ngồi ngả ra sau bất cứ khi nào có thể.
Một chiếc gối kê phía sau lưng sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bị đau nhiều, bạn có thể đứng dậy đi lại hoặc nằm xuống để nghỉ ngơi.
Bài tập thể dục
Những bài tập thể dục kéo giãn cơ thể sẽ giúp giảm bớt những cơn đau mạn sườn khi mang thai. Đứng thẳng mặt đối diện với bức tường cách chân khoảng 40cm, đưa cánh tay lên trước mặt.
Tiếp theo chống 2 tay vào tường và từ từ kéo chúng lên cao, qua đầu, càng cao càng tốt. Giữ nguyên tư thế cho đến khi bạn có thể quen và cảm thấy thoải mái. Động tác này kéo giãn xương sườn và cơ hoành trên tử cung, giúp bạn dễ chịu hơn.
Các bài tập yoga và hít thở đúng cách cũng giúp cho mẹ bầu giảm được cảm giác khó chịu này. Lưu ý: Trước khi tập thể dục hay yoga, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các động tác phù hợp, các động tác nguy hiểm cần tránh.
Massage nhẹ nhàng vùng lưng và bụng
Massage nhẹ nhàng trên lưng và bụng có thể giúp giảm đau mạn sườn một cách dễ dàng. Nên lựa chọn những trung tâm massage chuyên biệt dành cho bà bầu. Nếu không có điều kiện, bạn có thể massage tại nhà bằng cách massage nhẹ nhàng ở vùng hạ sườn bị đau, giúp làm giãn cơ vùng này, từ đó cơn đau sẽ được xoa dịu
Sử dụng gối ôm dành cho thai phụ
Việc này sẽ giúp cải thiện những liên kết của cơ thể khi nằm. Ngoài ra nó còn giảm áp lực cho xương sườn và các mô xung quanh khi nằm. Dùng gối để lót mình khi ngủ. Đặt gối dưới hông, chỗ của thai nhi sẽ giúp loại bỏ những căng thẳng từ cơ và xương và giảm đau xương sườn.
Áo lót bụng
Đây là loại áo lót có băng dài hỗ trợ kéo dài vừa ở dưới bụng và nhẹ nhàng kéo bụng lên, giúp giảm căng cơ và giảm đau. Nó có thể làm giảm căng cơ bụng và giải phóng cơn đau sườn có thể xảy ra.
Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào giúp mẹ loại bỏ hoàn toàn chứng đau xương sườn khi mang thai. Tình trạng này sẽ tự động biến mất sau khi sinh, vì lúc đó áp lực lên khoang bụng của mẹ bao gồm cả lưng và sườn đều biến mất, thay vào đó sẽ là sự xuất hiện của con yêu bên cạnh mẹ.
Dự phòng và kiểm soát cơn đau mạn sườn trong thai kỳ
- Mặc áo ngực kích cỡ phù hợp để hỗ trợ và phân tán áp lực bởi bộ ngực nặng nề to lớn.
- Thường xuyên tham gia các bài tập dành cho thai phụ, bài tập hít thở và yoga, làm giảm đáng kể căng thẳng và cơn đau.
- Tư thế ngồi và ngủ cũng rất quan trọng. Cách tốt nhất là ngồi thẳng và dùng một cái gối nhỏ để kê lưng. Ngủ nằm nghiêng về bên nào bị đau sẽ làm giảm cơn đau bên đó.
- Thường xuyên đi bộ và không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
- Massage nhẹ nhàng ở những vùng của cơn đau để làm thư giãn cơ.
- Đặt một túi đá vào chỗ đau và nâng cao tay trong suốt thời gian đó.
Tổng kết lại, hiện tượng đau mạn sườn phải khi mang thai tuy khó chịu nhưng lại là dấu hiệu lành tính cho thấy em bé đang phát triển nhanh chóng trong bụng mẹ. Việc quan trọng là mẹ nên áp dụng các biện pháp giảm đau đã được nêu ở trên, tránh sử dụng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.