Đau lưng bên trái ở phụ nữ là dấu hiệu của bệnh gì?
Nội dung bài viết
- 1. Đau lưng bên trái ở phụ nữ là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân gây đau lưng bên trái ở phụ nữ
- Đau sau lưng bên trái dưới bả vai do bệnh phổi
- Đau lưng bên trái gần eo do thoát vị đĩa đệm
- Bị nhói phía sau lưng bên trái do thoái hóa cột sống lưng
- Đau thắt lưng bên trái lan xuống mông do đau thần kinh tọa
- Đau thắt lưng trái ở phụ nữ liên quan đến thận
- Đau âm ỉ vùng thắt lưng bên trái do viêm đại tràng
- Đau lưng do hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Đau lưng bên trái ở phụ nữ do mắc bệnh phụ khoa
- 3. Đau lưng bên trái có phải dấu hiệu mang thai?
- 4. Những cách làm giảm cơn đau lưng hiệu quả
- 5. Một số lưu ý khi bị đau lưng bên trái ở phụ nữ
Hiện tượng đau lưng là tình trạng thường gặp đối với tất cả mọi người, nhất là các đối tượng thanh niên, người già, các chị em phụ nữ. Những cơn đau xuất hiện ở mỗi vị trí khác nhau do các nguyên nhân khác nhau và đều tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm mà bạn không nên xem nhẹ.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về chứng đau thắt lưng bên trái hay đau lưng bên trái ở phụ nữ. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả, tránh để bệnh chuyển biến xấu và gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
1. Đau lưng bên trái ở phụ nữ là bệnh gì?
Theo các tài liệu y khoa, phần lưng trên được định nghĩa là phần sau ngực. Vị trí bắt đầu từ cuối cổ kéo dài đến cuối xương cột sống ngang chiếc xương sườn cuối cùng.
Tình trạng đau lưng bên trái ở phụ nữ thường xảy ra ở phần bả vai trái sau đó lan sang khung sườn phần nối với xương sống ngực. Những cơn đau này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng nếu để bệnh diễn ra quá 3 tháng sẽ trở thành mạn tính.
2. Nguyên nhân gây đau lưng bên trái ở phụ nữ
Đau sau lưng bên trái dưới bả vai do bệnh phổi
Đau lưng bên trái ở phụ nữ kèm theo triệu chứng xuất huyết phổi, khó thở, ho dai dẳng, ngực đau rát chính là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phổi, lao phổi, phổi trái có khối u,...
Đau lưng bên trái gần eo do thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau lưng bên trái ở phụ nữ gần eo, sau đó lan xuống phần mông, đùi, gây ra sự khó chịu, mệt mỏi. Nguyên nhân là do vùng đĩa đệm bị thoái hóa, bao xơ bên ngoài bị rách, làm cho các nhân nhầy bị thoát ra ngoài và chèn vào các dây thần kinh cột sống.
Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân đau đớn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như bại liệt vĩnh viễn.
Bị nhói phía sau lưng bên trái do thoái hóa cột sống lưng
Tình trạng đau lưng bên trái là một trong những dấu hiệu thường gặp của thoái hóa cột sống lưng. Bệnh này thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi. Những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống sẽ lan rộng ra các vị trí xung quanh, mức độ đau tăng dần và thường xuất hiện vào ban đêm hay gần sáng.
Đau thắt lưng bên trái lan xuống mông do đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa nằm ở phần lưng dưới, khi bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau lưng bên trái ở gần mông và lan dần xuống mông, đùi và một bên chân. Cơn đau kéo dài âm ỉ, có lúc dữ dội, có thể tập trung một bên lưng trái hoặc phải.
Đau thắt lưng trái ở phụ nữ liên quan đến thận
Đau thắt lưng bên trái xuống mông cũng là dấu hiệu của bệnh thận như suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận, thận hư,... Kèm theo đó là các triệu chứng như buồn tiểu liên tục, đau buốt từ lưng xuống cơ quan sinh dục, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Đau âm ỉ vùng thắt lưng bên trái do viêm đại tràng
Đau lưng bên trái ở phụ nữ lan xuống mông kèm theo đau bụng, sụt cân, tiêu chảy, đau trực tràng là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng.
Đau lưng do hội chứng ruột kích thích (IBS)
Đau lưng bên trái ở vị trí gần mông cùng triệu chứng đầy hơi, táo bón, đau bụng, tiêu chảy là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Thông thường, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích là do ngộ độc thực phẩm.
Đau lưng bên trái ở phụ nữ do mắc bệnh phụ khoa
Một số căn bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, sa tử cung, ung thư cổ tử cung,... có thể gây ra những cơn đau lưng bên trái ở phụ nữ.
Ngoài ra, vào những ngày hành kinh, các chị em thường cảm thấy đau nhức vùng lưng, khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Lý do của những cơn đau vào kỳ kinh nguyệt là do sự thay đổi hormone, nội tiết tố làm ảnh hưởng đến các dây chằng.
3. Đau lưng bên trái có phải dấu hiệu mang thai?
Bên cạnh các dấu hiệu có thai thường gặp như chậm kinh, thân nhiệt tăng, ợ nóng,... thì đau lưng bên trái ở phụ nữ cũng được xem là dấu hiệu có thai sớm. Bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng hay bị mỏi dọc sống lưng. Tình trạng này là do các nguyên nhân chính như sau:
Sự thay đổi nội tiết tố, hormone: Cơ thể phụ nữ mang thai sẽ sản sinh nhiều loại hormone đóng vai trò làm mềm các dây chằng xương chậu, xương khớp để giúp em bé sinh ra được dễ dàng. Các dây chằng giãn ra khiến xương khớp lỏng lẻo gây ra tình trạng nhức mỏi lưng.
Ngồi sai tư thế: Đứng, ngồi sai tư thế như ngồi bệt, hai tay chống ra sau khiến vùng lưng chịu áp lực cao và gây đau nhức.
Trọng lượng cơ thể tăng: Thai nhi càng phát triển, cơ thể người mẹ phải "gánh" thêm trọng lượng gây áp lực lên vùng lưng, khiến cơ thể mệt mỏi, lưng đau nhức.
Ngoài ra, đau lưng bên trái ở phụ nữ mang bầu còn liên quan đến đau thần kinh tọa với các cơn đau ở phía mông và một bên chân. Điều này là do sự suy giảm chức năng của các dây chằng và vùng xương chậu.
4. Những cách làm giảm cơn đau lưng hiệu quả
Sử dụng nhiệt độ
Đây là một trong những cách giảm đau lưng hiệu quả và nhanh chóng. Bạn chỉ cần dùng nhiệt độ tác động lên các vùng bị đau nhức. Tùy vào mức độ phù hợp của cơ thể mà bạn sử dụng nhiệt độ lạnh hay nóng để chữa trị.
Ngồi thiền, thư giãn
Căng thẳng, mệt mỏi càng khiến cho các cơn đau thêm trầm trọng. Vì vậy bạn cần thả lỏng cơ thể để làm dịu cơn đau. Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa là mỗi ngày bạn dành khoảng 10 phút để ngồi thiền, kết hợp với động tác thở sâu nhịp nhàng, thư giãn đầu óc.
Sử dụng các biện pháp trị liệu
Thực hiện một số bài tập chỉ tác động lên vị trí cơ thể cần giảm đau. Một số bài tập hiệu quả bạn có thể tham khảo để giảm đau lưng bên trái ở phụ nữ, giúp xương khớp dẻo dai như đi bộ, bơi lội, kéo xà, yoga,...
Thay đổi chế độ ăn uống
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho cơ bắp và xương khớp như ngũ cốc, sữa, đường, axit béo omega-6,...
5. Một số lưu ý khi bị đau lưng bên trái ở phụ nữ
- Hạn chế bê vác các vật nặng.
- Tránh làm việc căng thẳng, quá sức.
- Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý như tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết, ngủ nghỉ đúng giờ. Khi ngủ không nên nằm ngửa hay nằm nghiêng một bên quá lâu.
- Không chạy nhảy, vận động mạnh hay chơi các môn thể thao quá sức.
- Sử dụng thuốc giảm đau theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!