Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ
Nội dung bài viết:
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu tiên ở bé gái
Trong tuổi dậy thì, khi cơ thể phát triển hoàn thiện hơn, các bạn gái sẽ thấy một số dấu báo trước về chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của mình sắp xuất hiện. Những thay đổi trên cơ thể biểu hiện sắp có kinh theo thứ tự sau:
1. Ngực phát triển về kích thước và đau ngực
Một trong những dấu hiệu sắp có kinh đầu tiên là bạn gái sẽ nhận thấy sự nhô lên của ngực ở dưới núm, thông thường sẽ mất khoảng 3 - 4 năm cho sự phát triển đầy đủ của ngực.
Các bạn gái sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên khoảng hai năm sau khi ngực bắt đầu phát triển. Ngoài ra cũng có thể đau bụng dưới khi kỳ kinh đến hoặc đau lưng, đau ngực. Các cơn đau thường ngắn và liên tục.
2. Mọc lông ở vùng kín
Một triệu chứng sắp có kinh nguyệt nữa đó là ngay sau khi ngực hình thành và phát triển thì các bạn gái sẽ bắt đầu thấy lông mọc lên ở vùng kín. Lúc đầu, những sợi lông này sẽ mỏng và mềm mại, sau đó dần sẽ trở nên thô cứng. Sau 1 - 2 năm mọc lông có thể thấy kỳ kinh đầu tiên.
3. Dịch tiết âm đạo thay đổi
Dấu hiệu thứ ba để nhận biết sắp có kinh đó là có sự xuất hiện dịch âm đạo màu trắng hoặc hơi vàng. Bạn gái có thể thấy hơi khó chịu, muốn vệ sinh âm đạo thường xuyên. Thường khi sắp có kinh ra huyết trắng âm đạo là rất bình thường, kể cả ở những chị em đã qua tuổi dậy thì. Với các bé gái thì vài tháng sau khi có dịch tiết âm đạo thì chu kỳ kinh đầu tiên sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, một số bé gái sẽ cảm thấy bồn chồn khó chịu trong người khi ngày "đèn đỏ" đang đến gần. Những dấu hiệu trên đây hoàn toàn có thể khác nhau đối với mỗi người. Trung bình, các bạn gái sẽ có kinh nguyệt lần đầu vào khoảng từ 10 đến 15 tuổi.
Trong một số trường hợp có bắt đầu sớm từ những năm cuối tiểu học đến khi bắt đầu học trung học. Độ tuổi có kinh sớm hay muộn phụ thuộc vào tình trạng tâm sinh lý của từng người. Tuy nhiên, nếu như bạn gái đã quá 16 tuổi mà vẫn không có dấu hiệu sắp có kinh thì nên đến gặp bác sĩ phụ khoa.
Dấu hiệu sắp có kinh sau sinh con
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh cũng là mối quan tâm lớn của các sản phụ vừa mới sinh con. Cho con bú chính là nguyên nhân khiến cho giai đoạn không kinh nguyệt sau sinh kéo dài. Mẹ cho con bú càng nhiều thì chu kỳ “kinh nguyệt đi vắng” càng dài.
Nguyên nhân là do hóc môn prolactin – một loại hóc môn chịu trách nhiệm kích thích tuyến vú sản xuất sữa đã làm giảm khả năng rụng trứng. Nhiều bà mẹ không cho con bú sẽ thấy kinh nguyệt quay trở lại từ chỉ trong 4 – 6 tuần sau sinh.
Một người vừa cho con bú vừa kết hợp cho bé bú sữa công thức thường có thể sẽ có kinh nguyệt trở lại sau vài tháng. Đối với các bà mẹ cho con bú 100% sữa mẹ thường có mất kinh lâu hơn, từ 6 tháng đến 10 tháng, thậm chí lâu hơn.
Chị em cần cẩn thận trong quan hệ vợ chồng vì kỳ kinh nguyệt sau sinh chưa xuất hiện không có nghĩa là không thể mang thai. Chị em hãy nhớ rằng, kỳ rụng trứng sẽ xuất hiện trước khi kinh nguyệt bắt đầu, khi rụng trứng lần đầu tiên sau sinh sẽ có khả năng mang thai nhưng chị em không hề biết điều này. Vậy phụ nữ sau sinh khi sắp có kinh có biểu hiện gì?
1. Âm đạo tiết nhiều dịch huyết trắng
Khi âm đạo có dấu hiệu ra nhiều khí hư màu trắng (huyết trắng) có thể là dấu hiệu nhận biết đầu tiên mẹ bầu sắp có kinh trở lại sau khi sinh. Lúc này, khí hư ở âm đạo có nhiệm vụ và vai trò cân bằng độ ẩm, ngăn chặn nấm, ký sinh trùng và các loại vi khuẩn tấn công đến vùng kín.
2. Đau bụng kinh
Sắp có kinh bị đau bụng dưới, sắp có kinh bị chướng bụng là những tình trạng xảy ra ở nhiều bà mẹ sau sinh. Trước 10 ngày khi có kinh, những cơn đau bụng có thể xuất hiện khiến các bà mẹ khó chịu. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau từ 1 – 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp các mẹ có triệu chứng đau bụng quặn thắt, dữ dội nên đến các cơ sở phòng khám, bệnh viện gần nhất để kiểm tra.
3. Làn da sạm đen
Làn da sạm đen có lẽ là biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi kinh nguyệt trở lại sau một thời gian dài mang thai và sinh nở. Đây là dấu hiệu sắp có kinh trước 1 tuần đến 10 ngày, do nội tiết tố thay đổi sẽ khiến da mặt các mẹ bị nổi mụn, sạm đen hoặc xuất hiện nhiều tàn nhang hơn bình thường.
4. Đau tức ngực
Sau khi sinh, trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện trở lại các mẹ sẽ có dấu hiệu căng tức ngực do hormone thay đổi. Điều này cũng khiến lượng sữa mẹ có thể giảm và chất lượng sữa loãng hơn. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ nhanh chóng được cải thiện sau khi kinh nguyệt chính thức xuất hiện.
5. Tâm lý thay đổi, dễ cáu gắt
Dấu hiệu có kinh sau sinh đó là các mẹ sẽ có cảm giác cơ thể mệt mỏi dẫn đến thường xuyên cáu gắt. Nếu không cân bằng được trạng thái cơ thể trong những ngày này, rất có thể các mẹ sẽ gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc con nhỏ.
6. Những dấu hiệu khác
Ở một số trường hợp khác, các mẹ có thể gặp phải những dấu hiệu khác khi chu kỳ kinh sau sinh trở lại. Điển hình như là cảm giác chán ăn, mất ngủ. Đặc biệt sắp có kinh có ham muốn không? Câu trả lời là có, cảm giác ham muốn tình dục tăng cao do đó mẹ cần hết sức lưu ý để tránh mang thai ngoài ý muốn khi vừa mới sinh con.
Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày rõ ràng nhất
Sắp có kinh nguyệt có hiện tượng gì? Hai dấu hiệu cơ bản dưới đây mà đại đa số chị em phụ nữ sắp có kinh đều xuất hiện đó là:
1. Ngực căng tức
Khi chị em có thể cảm thấy căng tức ngực, kích thước ngực tăng, ngực cứng hơn bình thường thì rất có thể ngày mai chị em sẽ có kinh nguyệt do hormone progesterone thay đổi đạt đỉnh.
2. Bụng dưới hơi tức
Bụng dưới hơi căng tức như có kiến bò cũng là một trong những dấu hiệu có kinh nguyệt khi đã cận ngày hành kinh. Ngoài ra, với một số chị em còn có dấu hiệu đau âm ỉ bụng dưới, tiêu chảy trước ngày có kinh 1 ngày. Đây là dấu hiệu bình thường và rất phổ biến đối với chị em phụ nữ.
Các dấu hiệu sắp có kinh thường thay đổi khác nhau giữa những người phụ nữ khác nhau. Tuy nhiên, nếu tinh ý một chút, chị em hoàn toàn có thể nhận ra sự thay đổi lớn của cơ thể mình báo hiệu cho chu kỳ kinh nguyệt sắp đến.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.