Dấu hiệu đau lưng phải dưới và cách chữa trị hiệu quả tại nhà
Nội dung bài viết
Dấu hiệu đau lưng phải dưới không chỉ phản ánh vấn đề của cột sống mà còn có thể là một trong những biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan. Muốn chữa trị dứt điểm, người bệnh cần nắm được những thông tin cơ bản của cơn đau này cũng như những phương pháp gợi ý giúp phục hồi nhanh chóng.
Đau lưng dưới bên phải là dấu hiệu bệnh gì?
Khi lưng dưới bên phải bị đau, rất có thể bạn đã gặp phải các vấn đề ở một số bộ phận liên quan sau:
Cơ lưng hoặc cột sống
Theo thống kê, phần lớn dấu hiệu đau lưng phải dưới bắt nguồn từ các vấn đề cơ học như: dây chằng bị căng quá mức hoặc bị rách, thoát vị đĩa đệm cột sống do lão hóa, vận động mạnh, hoạt động sai tư thế dẫn đến căng cơ,...
Nếu cơn đau chỉ mới ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp như vật lý trị liệu hoặc uống thuốc giảm đau, kháng viêm để ngăn ngừa diễn biến xấu.
Tuy nhiên nếu mọi phương pháp ban đầu không phát huy tác dụng, kéo theo đó là tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng thì bệnh nhân phải tìm đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện điều trị bằng tiêm tế bào gốc (phương pháp mới) hoặc phẫu thuật.
Bệnh về thận
Tại sao đau lưng lại có liên quan đến thận? Nguyên nhân là vì thận nằm ở hai bên cột sống, dưới lồng ngực, trong đó thận phải thấp hơn thận trái một chút. Khi thận phải bị nhiễm trùng, viêm hoặc kích thích thì cơ thể sẽ bắt đầu "phát tính hiệu" bằng những cơn đau lưng dưới mà bạn không ngờ đến.
Theo nghiên cứu, hai vấn đề thận dễ gặp phải gồm sỏi thận và nhiễm trùng thận. Khi mắc các bệnh này, người bệnh nên tìm đến các biện pháp như: uống thuốc có tác dụng thư giãn các cơ trơn niệu quản để đào thải sỏi, sử dụng sóng xung kích siêu âm hoặc tia X phá sỏi, phẫu thuật loại bỏ, uống thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn,...
Viêm ruột thừa
Ruột thừa là một ống nhỏ gắn vào ruột già, có vị trí ở phía dưới bên phải cơ thể. Khi bộ phận này bị viêm, chúng sẽ sưng lên gây đau và làm đầy bụng, dần dần lan sang bên phải gây nên những cơn đau.
Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ càng thêm đau đớn khi cảm nhận được sự khó chịu ở toàn lưng và háng. Khi di chuyển hoặc lỡ chạm vào các bộ phận, cơn đau sẽ càng thêm nhức nhối, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe bệnh nhân.
Vì thế, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu đau lưng phải dưới, bạn cần đến bệnh viện để được "bắt mạch" đúng nguyên nhân.
Cơn đau do viêm ruột thừa gây ra nếu không được chữa trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng con người, vô cùng nguy hiểm. Các phương pháp chữa trị phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, trường hợp nhẹ có thể chỉ cần uống thuốc kháng sinh để tự phục hồi.
Lạc nội mạc tử cung
Với phụ nữ, triệu chứng đau lưng dưới bên phải có thể xuất phát từ việc mô tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung, hay còn gọi là lạc nội mạc tử cung. Để chữa trị, chị em có thể tìm đến nhiều phương pháp tùy mức độ bệnh nặng nhẹ và tùy chỉ định của bác sĩ như uống thuốc tránh thai liều thấp để thu nhỏ sự tăng trưởng, phẫu thuật nội soi, liệu pháp hormone,...
Mang thai
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ không tránh khỏi những cơn đau lưng cả bên phải và bên trái. Đây là hiện tượng bình thường, phổ biến và có thể được giảm bớt bằng các biện pháp: tắm nước ấm, đi giày bệt, xoa bóp và dùng acetaminophen với chỉ định chính xác của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu đã áp dụng hết các phương pháp trên mà cơn đau vẫn không thuyên giảm, trái lại càng trầm trọng hơn, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Một vài triệu chứng cho thấy mẹ bầu nên đi khám ngay: đau lưng liên tục không giảm, càng ngày càng tăng, đau kèm các triệu chứng sốt, chảy máu âm đạo, đau buốt hay rát khi tiểu, phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên,...
Xoắn tinh hoàn
Riêng với phái mạnh, đau lưng phải dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo xoắn tinh hoàn. Bệnh xảy ra khi dây tinh trùng nằm trong bìu và mang máu đến tinh hoàn bị xoắn lại. Khi đó, lượng máu đến tinh hoàn giảm nghiêm trọng, thậm chí bị cắt đứt dẫn đến phần lưng phải bên dưới có dấu hiệu đau. Khi gặp vấn đề này, tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để có chỉ định điều trị chính xác nhất.
Nguyên nhân cơ học gây đau lưng dưới bên phải gần mông
Bên cạnh các nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, dấu hiệu đau lưng dưới bên phải còn có thể xuất hiện khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Điều này được lý giải bởi những nguyên nhân cơ học bên dưới.
Lão hóa
Theo thời gian, cơ thể con người càng rơi vào trạng thái suy nhược, lão hóa. Đó là điều tất yếu trong chu kỳ sinh học mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Theo đó, tuổi càng cao, cột sống càng thoái hóa. Thêm vào đó là hiện tượng loãng xương, bào mòn sụn khớp diễn ra với tốc độ nhanh khiến cơn đau lưng phải dưới xuất hiện như một điều tất yếu.
Thói quen sinh hoạt
Một vài thói quen sinh hoạt lúc trẻ, duy trì trong thời gian dài có thể khiến cho tuổi già của bạn thêm phần khó khăn. Theo nghiên cứu, nguyên nhân đau lưng phải dưới có thể xuất phát từ các thói quen: mang vác vật nặng sai cách, ngồi lâu, nằm ngủ sai tư thế, thức khuya, quan hệ tình dục quá mức,...
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Thiếu hụt các dưỡng chất vitamin, magie, canxi,... trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ phần nào đẩy nhanh quá trình lão hóa xương khớp. Một khi "bộ khung" này của cơ thể không còn vững chắc, cơ hội cho những cơn đau xuất hiện ngày càng lớn và khi đó, bạn chỉ có thể bổ sung dinh dưỡng để giảm đau chứ không thể trị dứt điểm.
Chấn thương, tai nạn
Một trong những nguyên nhân ngoài ý muốn làm xuất hiện cơn đau lưng phải dưới chính là do chấn thương, tai nạn. Lúc này, chính sự va đập, tác động trực tiếp của các tác nhân bên ngoài lên vùng thắt lưng chính là yếu tố chính gây đau. Lời khuyên dành cho bạn chính là cẩn thận trong mọi hoạt động từ chơi thể thao, làm việc đến di chuyển để hạn chế nguy cơ tai nạn xảy ra.
Bài viết đã giúp bạn phần nào hiểu được nguyên nhân cũng như hướng khắc phục khi bỗng dưng cơ thể bị đau lưng phải dưới. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho người bệnh vẫn là đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác vấn đề, không nên tự "bắt mạch" tại nhà có thể khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!