Dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt trong ngày 'đèn đỏ'
Những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt, các chị em thường được khuyên nên bổ sung thêm chất sắt. Bên trong mỗi tế bào hồng cầu là một loại protein mang tên hemoglobin - có nhiệm vụ mang oxy đến từng tế bào trong cơ thể.
Sắt đi vào cơ thể con người chủ yếu qua thực phẩm, sẽ rời khỏi cơ thể khi chúng ta bị chảy máu, qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để có đầy đủ năng lượng cho một ngày hoạt động, mỗi người cần 1 - 3mg sắt mỗi ngày, tùy vào thể trạng.
Tuy nhiên, đáng tiếc là cơ thể chỉ hấp thu 5 -10% lượng sắt nạp vào. Với chị em, chu kỳ bình thường không ảnh hưởng đáng kể tới hàm lượng sắt trong cơ thể, trong kỳ kinh mỗi phụ nữ thường mất khoảng 50-60ml máu.
Vào những ngày 'đèn đỏ' nếu chị em đột nhiên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải kéo dài, kinh nguyệt rối loạn, tóc rụng nhiều, ù tai, hoa mắt, khó ngủ, kém tập trung, thì có thể đó là dấu hiệu báo động cần phải bổ sung sắt.
Chế độ ăn uống hợp lý từ những thực phẩm như hàu, sò, trai, rau bó xôi, thịt đỏ, gan động vật, hạt bí đỏ... sẽ giúp bổ sung lượng sắt đã mất.
Bên cạnh đó, dùng thuốc để bổ sung là một phương án giúp cải thiện đáng kể tình trạng này. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần chú ý đến nguồn gốc để đảm bảo an toàn, sử dụng dưới sự kiểm soát của bác sĩ chuyên môn với liều lượng hợp lý.
Thời điểm tốt để uống viên sắt thường là trước khi ăn một giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ để không ảnh hưởng đến dạ dày, tránh dùng cùng trà, cafe,… vì sẽ gây ức chế, làm giảm sự hấp thu trong cơ thể. Vì bổ sung sắt cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như táo bón vì vậy phải bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể.
Bổ sung máu ngày đèn đỏ là một việc làm quan trọng và cấp thiết hơn bạn nghĩ, bởi thiếu máu sẽ dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống, trì trệ nhiều hoạt động khác.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn thịt xông khói?
Thịt xông khói có thực sự không tốt cho bạn? Ăn ở mức độ vừa phải có ổn không?
6 thói quen làm tăng nguy cơ gout, cần thay đổi sớm
Một số thói quen hàng ngày của bạn tưởng chừng vô hại nhưng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu - nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout.
Dấu hiệu cơ thể đang kháng insulin
Các triệu chứng kháng insulin có thể khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu không kịp nhận biết và điều trị, tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh đái tháo đường.
E. coli nguy hiểm thế nào?
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn E. coli có thể gây nhiễm trùng hoặc tiêu chảy, sốt nhẹ. Ở những bệnh nhân dễ bị tổn thương, nhiễm trùng nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng.