Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu axit folic trầm trọng
Theo nghiên cứu của Viện Y học Mỹ, người trưởng thành cần 400mcg axit folic mỗi ngày. Folic hay còn được gọi là folate hoặc vitamin B9. Chúng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe chúng ta vì nó giúp cơ thể sản sinh và sửa chữa DNA, tạo ra hồng cầu.
Nếu cơ thể thiếu folate sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe như thiếu máu, thiếu oxy cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan bên trong. Với phụ nữ mang thai, axit folic có khả năng ngăn ngừa dị tật thai nhi, đặc biệt các khuyết tật liên quan đến ống thần kinh. Do vậy, bạn cần nhận biết sớm những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu axit folic để có phương pháp can thiệp kịp thời.
Dấu hiệu cơ thể thiếu axit folic
Các vấn đề nhận thức
Axit folic cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương của bạn. Nếu cơ thể thiếu vitamin này, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng như khó tập trung, hay quên, dễ cáu gắt, thậm chí trầm cảm. Nếu không được điều trị đúng cách, lượng axit folic không đủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn thần kinh nghiêm trọng như chứng mất trí hoặc bệnh Alzheimer.
Đau nhức cơ thể
Thiếu axit folic có thể dẫn đến thiếu máu, thiếu oxy lên não làm cho các động mạch não bắt đầu sưng, gây đau nhức. Tuy nhiên, não không phải là cơ quan duy nhất bị thiếu oxy. Bạn cũng sẽ cảm thấy những cơn đau ở các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt vùng ngực và chân.
Da nhợt nhạt
Homoglobin, một loại protein giàu sắt nằm trong các tế bào hồng cầu. Chúng chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các mô trong cơ thể. Thiếu axit folic sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để cung cấp cho các cơ quan bên trong lượng oxy cần thiết. Điều này có thể dẫn đến cảm giác yếu cơ, mệt mỏi, tê ở bàn tay, bàn chân và da nhợt nhạt.
Khó thở
Nếu bạn nhận thấy điều bất thưởng như hơi thở ngắt quãng, khó thở khi làm những công việc thường ngày bạn vẫn làm, điều này có nghĩa nồng độ oxy trong máu bị thấp. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu tế bào hồng cầu do không đủ axit folic. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi kèm thêm một số triệu chứng khác như nhịp tim tăng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Các vấn đề về tiêu hóa
Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy... thường xuyên sau bữa ăn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể đang thiếu axit folic. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, bạn có thể cảm thấy chán ăn, sụt cân nhanh.
Giảm cảm giác vị giác
Theo một số nghiên cứu, sự thiếu hụt axit folic không chỉ gây ra các vết loét việng mà còn có thể dẫn đến giảm cảm giác khi nếm thức ăn. Nguyên nhân là do các thụ thể vị giác không thể gởi thông điệp đến não thông qua hệ thần kinh.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, thiếu axit folic sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do vậy, bạn cần cung cấp đủ cho cơ thể lượng axit folic cần thiết. Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện trên bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, cách tốt nhất để giữ cho lượng axit folic được đầy đủ là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Thường xuyên bổ sung các loại rau xanh giàu axit folic như bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây, trái cây họ cam quýt, các loại đậu, nấm và ngũ cốc nguyên chất.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....