Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị huyết áp thấp
Máu được đẩy vào động mạch theo từng nhịp tim, và việc này được gọi là huyết áp. Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp thấp được coi là tích cực. Nhưng huyết áp thấp đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Với tình trạng đó thì cần được điều trị sớm.
Huyết áp được đo khi tim đập và trong thời gian nghỉ giữa các nhịp tim. Huyết áp được ghi bằng số tâm thu trên số tâm trương. Hạ huyết áp ở người lớn được xác định là huyết áp 90/60 hoặc thấp hơn.
Nguyên nhân gây hạ huyết áp
Huyết áp vẫn giảm tự nhiên vào lúc nào đó, và nó thường không gây ra triệu chứng đáng kể nào cả. Một số trường hợp sẽ kéo dài, có thể trở nên nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời, bao gồm:
- Mang thai, do nhu cầu máu của cả mẹ và thai nhi tăng cao;
- Mất máu do chấn thương;
- Lưu thông máu bị suy yếu do đau tim hoặc van tim bị lỗi;
- Mệt mỏi hoặc sốc do mất nước;
- Sốc phản vệ do dị ứng;
- Nhiễm trùng máu;
- Rối loạn nội tiết như tiểu đường, suy thượng thận và bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Tác dụng phụ của thuốc (thủ phạm phổ biến là Beta-blockers và nitroglycerin được sử dụng để điều trị bệnh tim; thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc rối loạn chức năng cương dương cũng có thể khiến huyết áp bị hạ).
Một số người bị bệnh có thể không rõ nguyên nhân. Dạng này được gọi là hạ huyết áp không triệu chứng mãn tính, thường không gây hại cho người bệnh.
Dấu hiệu cơ thể hạ huyết áp
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Dấu hiệu này xuất hiện đặc biệt là vào buổi sáng, bệnh nhân thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống. Nếu nghỉ ngơi hoặc ngủ 1 giấc ngắn thì tình hình sẽ tốt hơn. Nhưng đến buổi chiều hoặc buổi tối lại xuất hiện cảm giác mệt mỏi, mặc dù không phải vừa mới làm việc quá sức.
Sự mệt mỏi này có thể liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ co thắt quá mức.
Đau đầu, chóng mặt
Khi bị huyết áp thấp, phiền phức lớn nhất của bệnh nhân chính là chứng đau đầu, chóng mặt. Cơn đau sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc vừa có hoạt động thể lực nặng.
Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau. Đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Có lúc đau ở mức độ nặng hơn, vừa đau vừa tê nhức.
Mức độ chóng mặt ở mỗi người đều khác nhau, người bị nhẹ thì hai mắt sẽ tối sầm lại, người nặng hơn có thể bị chao đảo, thậm chí ngất ngã xuống đất, thường xuất hiện khi người bệnh đột ngột thay đổi tư thế, ví dụ như đang ngồi xổm thì đứng bật dậy. Đây là trạng thái nguy hiểm, thậm chí gặp rắc rối lớn cho tính mạng.
Ngoài ra, kể cả khi bạn làm công việc nhẹ nhàng tĩnh lặng, nhưng áp lực suy nghĩ sâu cũng có thể gây ra hạ huyết áp, gây đau đầu và chóng mặt, liên quan đến áp suất máu trong não hạ thấp.
Nhịp tim nhanh
Nếu bạn cảm thấy nhịp tim nhanh có thể là do huyết áp thấp. Lưu lượng máu chảy đến tim không đủ khiến tim đập bất thường. Nếu tim không nhận đầy đủ lượng máu thích hợp, nó sẽ bù lại bằng cách đập nhanh hơn. Bạn thậm chí có thể nhận thấy sự thay đổi thường xuyên trong nhiệt độ cơ thể. Khi trái tim có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra.
Làn da lạnh, ướt và da nhợt nhạt
Làn da lạnh không phải do hoạt động thể lực vất vả có thể là một dấu hiệu khác của huyết áp thấp, đặc biệt là khi đi kèm với nhịp tim đập nhanh và thở ngắn. Điều này xảy ra khi không có đủ máu lưu thông trong cơ thể do giảm huyết áp.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...