Đau bụng là một triệu chứng cực kỳ dễ gặp trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ có thể bị đau, tức bụng phía dưới mà không rõ nguyên nhân. Cơn đau xuất hiện từng đợt hoặc đau âm ỉ. Phần lớn thì những cơn đau này sẽ là những dấu hiệu khá nghiêm trọng vì thế, mẹ bầu cần phải đi khám.

Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 để thêm hiểu biết cũng như có cách xử lý đúng.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 là điều các mẹ bầu cần lưu ý - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân của đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7

Việc mang thai tháng thứ 7 bị đau bụng dưới có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân là vô hại nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của sự chuyển dạ sớm. Vì thế mẹ cần hết sức thận trọng. Các nguyên nhân dẫn đến bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 đó là:

Mẹ bầu bị táo bón và có khí trong đường ruột

Táo bón chính là một triệu chứng cực kỳ dễ gặp ở bà bầu. Trong 3 tháng đầu, táo bón là do mẹ bầu thay đổi nội tiết tố. Còn đến cuối thai kỳ từ tháng thứ 7, việc thai nhi phát triển nhanh chóng để hoàn thiện là một nguyên nhân khiến cho thai chèn ép vào tử cung, đồng thời áp lực lên xương chậu khiến cho sản phụ khó đi vệ sinh. Cùng với đó, mẹ bầu có xu hướng tăng cân nhanh, không luyện tập thể dục thể thao cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc đi táo bón ở cuối thai kỳ.

Việc mẹ bầu cần làm đó là ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại thuốc nhuận tràng để giúp giảm đau bụng và đau khi đi vệ sinh. Khi lựa chọn bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải nghe tư vấn của bác sĩ.

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây đau bụng khi mang bầu - Ảnh minh họa: Internet

Trào ngược axit

Mẹ bầu cũng có thể bị ợ nóng khi mang thai. Theo nghiên cứu có khoảng từ 17% đến 45% phụ nữ có bầu sẽ gặp phải triệu chứng này. Đó là do hormone thai kỳ có tên là progesterone gây ra.

Thai nhi phát triển lớn sẽ gây áp lực lên đường tiêu hóa của mẹ khiến cho axit trào ngược thậm chí mẹ bị trào ngược cả khi nằm. Để giải quyết, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để mua thuốc cũng như lựa chọn một chế độ ăn hợp lý, ít axit.

Đau bụng tháng thứ 7 do căng da phần bụng

Khi mẹ bầu thấy đau bụng và phần da bụng bị ngứa đó là do tử cung to khiến cho vùng da này căng lên. Thường thì mẹ chỉ bị đau bên ngoài chứ không đau vào tận bên trong nên không có gì nguy hiểm. Để giải quyết điều này, mẹ chỉ cần massage bụng, sử dụng kem dưỡng da, tắm bằng nước ấm.

Bầu 7 tháng bụng to ra là nguyên nhân dẫn đến đau bụng - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng do đau cơ và căng cơ

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng có thể là do các cơ bụng của bạn căng ra để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Áp lực từ thai nhi lên phần dưới của cơ thể mẹ khiến cho việc đi lại khó khăn. Mẹ bầu phải thay đổi tư thế đi lại khiến cho mẹ có nguy cơ bị chấn thương.

Mẹ sẽ cảm thấy đau khi cúi người hoặc nâng cơ thể lên. Đó là do dạ dày hoặc phần cơ ngực bị chèn ép. Chỉ cần nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái là sẽ đẩy lùi được cơn đau.

Đau do co thắt chuyển dạ

Đây là dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý. Các cơn co thắt này sẽ bắt đầu từ phía trên của tử cung. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau thắt dữ dội và càng ngày càng đau. Nếu ở tháng thứ 7 mà mẹ gặp phải những cơn đau như vậy là dấu hiệu của việc sinh non cần phải đến gặp bác sĩ.

Mẹ nên lưu ý vì đau bụng có thể do chuyển dạ sắp sinh - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu của sảy thai

Mặc dù đã mang thai đến tháng thứ 7 nhưng nguy cơ sảy thai hoặc thai có dấu hiệu bị chết lưu trong bụng mẹ nếu mẹ xuất hiện những cơn đau bụng kèm với đau phần lưng và âm đạo ra nhiều máu. Khi âm đạo mới chỉ ra dịch hồng kèm cơn đau hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được điều trị. Khi mang thai, mẹ hãy chú ý đến sức khỏe, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và thường xuyên thăm khám để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

Mẹ bị tiền sản giật

Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm của mẹ bầu. Nó sẽ gây ra rối loạn mạch máu khiến các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Nếu mẹ bị đau bụng kèm đau đầu, thị giác thay đổi, buồn nôn thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế.

Đi khám bác sĩ để chắc chắn không có hậu quả nghiêm trọng - Ảnh minh họa: Internet

Bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 nên làm gì?

Khi mẹ bầu tháng thứ 7 xuất hiện triệu chứng đau bụng tùy vào mức độ sẽ có hướng giải quyết khác nhau.

  • Nếu đau bụng nhẹ, mẹ hãy ngồi xuống ghế, giường nơi có điểm tựa sau đó nhấc cao chân và thư giãn thật thoải mái.
  • Khi ngồi dậy, bạn hãy nghiêng người sau đó ngồi dậy từ từ và sử dụng tay để làm điểm tựa cho cơ thể. Như vậy sẽ giảm áp lực cho phần bụng.
  • Các mẹ không nên ngồi nhiều mà hãy thường xuyên đi lại, vận động để máu huyết lưu thông, không bị căng cơ.
  • Uống nhiều nước hơn. Hạn chế thực phẩm cay nóng vì sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng đặc biệt là vào buổi tối.
  • Đến các cơ sở uy tín để được thăm khám.
Làm việc và nghỉ ngơi đúng cách để có sức khỏe tốt nhất - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 không được chủ quan, phải theo dõi thật kỹ và đến gặp bác sĩ để điều trị sớm, dứt điểm