Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2: Những điều mẹ cần biết để tránh gây hại cho thai nhi
Nội dung bài viết
Khi mới mang thai ở tháng thứ hai, các mẹ thường luôn lo lắng vì những cơn đau bụng dưới. Sở dĩ như vậy vì các mẹ sợ rằng những cơn đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo đến sự “an toàn” của em bé trong bụng. Vậy đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 có nguy hiểm không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn điều đó.
Nguyên nhân mẹ bầu thường bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ
Các các sĩ chuyên khoa chia sẻ rằng khi mới mang thai cơ thể mẹ bầu phải trải qua một sự thay đổi lớn. Các cơ quan trong cơ thể phải thay đổi và hoạt động nhiều hơn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Tử cung mở rộng hơn chèn ép vào dạ dày và các dây chằng cũng căng ra để đỡ thai nhi trong bụng. Do đó phần lớn các cơn đau bụng dưới là bình thường và không nguy hiểm.
Bên cạnh những cơn đau vô hại cũng có những cơn đau bụng dưới nguy hiểm dù xác suất thấp. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để giải mã các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2, từ đó có thể nhận định được đâu chỉ là các triệu chứng đơn giản khi mới mang thai, đâu là dấu hiệu nguy hiểm cần gọi bác sĩ ngay lập tức.
Dấu hiệu bình thường khi mang thai tháng thứ 2 bị đau bụng dưới
- Những cơn đau vô hại thường sẽ xuất hiện bất chợt và không kéo dài quá 2 đến 3 ngày, đau nhẹ, hơi lẩm nhẩm và cảm giác đau không tăng nặng lên mà có xu hướng giảm dần. Thường các mẹ sẽ cảm thấy hơi đau nhói bụng dưới khi thai bắt đầu đào sâu làm tổ vào lớp niêm mạc tử cung.
Những cơn đau vô hại thường đi kèm với các triệu chứng phổ biến khác sau đây:
- Đau bụng đi kèm đầy bụng khó tiêu: Khi mang thai, hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi, áp lực tử cung tăng lên dẫn đến dạ dày bị “chèn ép” và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Do vậy, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy bị đau bụng dưới, đầy hơi, khó tiêu.
- Đau bụng đi kèm táo bón: Trong thai kỳ, hormone progesterone tăng lên làm chậm toàn bộ quá trình tiêu hóa, khiến cho thực phẩm khó bị đẩy ra ngoài hơn dẫn đến táo bón, kéo theo việc các mẹ bầu bị đau tức bụng dưới.
- Đau bụng do đau dây chằng: Trong quá trình mang thai tử cung mở rộng ra, kéo theo dây chằng lớn căng dần. Lúc này các mẹ bầu thường có cảm giảm đau ở bụng dưới tỏa ra phần dưới háng. Khi các mẹ thay đổi tư thế như đứng lên, đi lại nhanh, ho, quay người một cách đột ngột sẽ cảm thấy đau nhói lên một chút ở bụng dưới. Cơn đau đến đột ngột và đi qua rất nhanh. 9 trên 10 mẹ bầu sẽ thấy đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 do bị đau dây chằng.
Dấu hiệu không bình thường khi bầu tháng thứ 2 bị đau bụng dưới
- Cơn đau kéo dài và dữ dội, xuất huyết, mệt mỏi, suy kiệt thậm chí ngất xỉu. Nếu gặp trường hợp này, ngay lập tức cần đến gặp bác sĩ vì có thể mẹ bầu đã bị mang thai ngoài tử cung.
- Đau bụng từng cơn, đau ngày càng dồn dập, căng tức bụng, ra máu tươi vón cục. Đây là dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu gặp phải trường hợp này cũng cần đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu.
- Cơn đau kèm xuất huyết: dù cơn đau có nhẹ nhàng hay nghiêm trọng nhưng hễ kèm theo dấu hiệu xuất huyết thì các mẹ bầu không nên chủ quan. Cần phải đến các cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức để tránh trường hợp xấu nhất.
Cách giảm các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
Đối với các cơn đau vô hại, các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Hãy thả lỏng cơ thể để các cơn đau nhanh đi qua. Đồng thời các mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau để cơn đau đến ít hơn và nhẹ nhàng hơn:
- Ăn nhiều lần trong ngày nhưng số lượng ăn mỗi bữa ít.
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ để tránh đầy hơi, táo bón.
- Đi lại vận động nhẹ nhàng, không nên nằm hoặc ngồi quá lâu, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Đi tiểu thường xuyên để bàng quang không bị căng tức.
- Không với tay quá cao hoặc cúi quá thấp.
Các cơn đau nguy hiểm xác suất xảy ra thấp hơn, nhưng để tránh gặp phải trường hợp xấu này các mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu trễ kinh.
- Nếu có tiền sử mang thai ngoài dạ con hoặc dọa sảy thai ở những tháng đầu, cần báo ngay cho bác sĩ ngay khi mới mang thai.
- Ăn uống khoa học, vận động nhẹ nhàng, giữ cho cơ thể ở trạng thái thả lỏng nhất, tránh căng thẳng quá độ.
- Quan sát và ghi nhớ kỹ những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể để biết được những dấu hiệu nguy hiểm sớm nhất có thể.
Nhìn chung, mọi dấu hiệu “khác” bình thường trong quá trình mang thai đều khiến các mẹ bầu băn khoăn lo lắng, nhất là các mẹ bầu mới mang thai ở những tháng đầu.
Hy vọng rằng những chia sẻ về đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 sẽ giúp cho các mẹ bầu có thêm kiến thức để từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp và an toàn nhất cho hai mẹ con.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.