Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kì biện pháp tránh thai nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100%. Đối với phương pháp đặt vòng tránh thai cũng vậy, được đánh giá là an toàn cao nhưng đôi khi phương pháp này cũng xảy ra sự cố dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn.

Những trường hợp đã đặt vòng tránh thai mà vẫn có bầu là do chủ quan không đi khám sức khỏe, cứ “thả” thoải mái, vòng bị rơi ra lúc nào không biết hoặc là vòng nằm sai vị trí, tử cung to chọn vòng có kích thước không phù hợp...

Đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Đặt vòng tránh thai mà vẫn dính bầu khiến nhiều chị em lo lắng

Khi chị em đã đặt vòng mà vẫn có thai và muốn giữ lại thai thì cần phải đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm với chiếc vòng. Nếu chiếc vòng đã tuột ra rồi thì không có vấn đề gì. Nhưng chiếc vòng vẫn còn ở trong tử cung thì bác sỹ sẽ xem xét nó đang ở vị trí nào. Nếu chiếc vòng lệch thấp, bác sĩ sẽ cân nhắc để lấy ra và dùng thuốc giữ thai cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai, nếu lấy ra mà nguy hiểm nhiều đến thai nhi thì bác sĩ sẽ để lại và đợi đến khi em bé sinh ra sẽ kiểm soát tử cung và chiếc vòng cùng với nhau thai tuột ra ngoài.

Đặt vòng rồi vẫn dính bầu có thể là do bị tuột vòng hoặc vòng bị lệch...

Dị tật ở thai nhi là do sự phân chia tế bào tức là từ chính bên trong bản thân thai nhi hoặc mẹ... Mặc dù chiếc vòng tránh thai sẽ không gây nên dị tật cho thai nhi nhưng nó có thể chọc vào buồng ối gây dò ối, hoặc gây sinh non. Chính vì vậy, khi muốn giữ thai nhi, mẹ nên cẩn thận, tránh lao động, hoạt động nặng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên đi thăm khám định kỳ.

Làm sao để tránh được việc đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai?

Vòng tránh thai là một vật rất nhỏ được chế tác từ nhựa, kim loại, chúng được đặt trong tử cung của người phụ nữ để có thể ngăn chặn tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, tạo thành hợp tử phát triển thành bào thai.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặt vòng tránh thai rồi vẫn mang thai ngoài ý muốn. Thông thường, tỉ lệ này chiếm từ 1-14%. Bởi vòng tránh thai là một dị vật khi đưa vào cơ thể rất dễ xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng nên dễ dẫn đến hiện tượng tuột vòng. Nếu vòng không bị tuột thì sau đó tử cung sẽ dần dần thích ứng.

Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng có thai ngoài ý muốn dù đã đặt vòng tránh thai thì sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi ít nhất một vài ngày và tránh làm việc nặng trong vòng một tuần, để tránh tuột vòng sau khi đã đặt vòng.

Chị em nên đi kiểm tra định kỳ để biết được tình trạng của vòng tránh thai

Bên cạnh đó, sau khi đã đặt vòng nếu thấy xuất hiện triệu chứng rong kinh, ra huyết bất thường, đau bụng dưới, bị ra huyết trắng quá nhiều hoặc bỗng nhiên có kinh nguyệt nhiều hơn những tháng khác thì các chị em cần đi khám sớm, vì rất có thể vòng đã bị lệch. Đồng thời, sau khi đặt vòng một tháng các chị em cần tuân thủ đúng lịch khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần để xác định vòng có còn nằm đúng vị trí hay không. Sau đó cách 1 - 2 năm đi kiểm tra lại.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp cho các chị em hiểu hơn về vấn đề đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không? Để có cách xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho phái đẹp.