Đắp thuốc trị trĩ ngoại, người phụ nữ bị hoại tử nặng hậu môn
Hoại tử hậu môn vì trĩ
Chị Trần Thị Kh. (31 tuổi, quê ở Bắc Giang) tìm đến bệnh viện trong tình trạng hậu môn hoại tử. Chị Kh. mắc bệnh trĩ 11 năm nay nhưng không đến bác sĩ điều trị mà thường tự chữa theo các bài thuốc dân gian.
Hai tuần nay, tình trạng trĩ nặng hơn, búi trĩ sa nhiều kèm theo đau ở vùng hậu môn, đi đại tiện vô cùng đau đớn. Chị Kh. được người quen giới thiệu mua thuốc nam về đắp để teo trĩ. Chị nhanh chóng mua thuốc về bôi và kết quả khi bôi thuốc vùng hậu môn còn bỏng rát, phỏng dộp lên. Nhưng nghĩ như thế có tác dụng nên chị Kh. cắn răng chịu đau với hi vọng hết bệnh.
Kết quả, 2 tuần đắp và bôi thuốc chị phải vào viện khám ngay trong tình trạng búi trĩ sa nhiều hơn, chị Kh. bị trĩ hỗn hợp độ IV, hoại tử rộng vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn. Để điều trị cho biến chứng này, các bác sĩ đã phải cắt lọc búi trĩ hoại tử, làm hậu môn nhân tạo đại tràng sigma. Bệnh nhân cần tiếp tục điều trị ngâm rửa để giảm tình trạng hoại tử phù nề và chờ phẫu thuật những lần tiếp theo.
PGS.TS Triệu Triều Dương, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bị biến chứng nặng do trĩ và tự điều trị trĩ. Do sa búi trĩ người bệnh không biết cách điều trị dẫn tới tắc mạch và hoại tử búi trĩ.
Trường họp của bệnh nhân Kh., PGS Dương cho biết chị Kh. cần phải phẫu thuật nhiều lần mới hy vọng cải thiện một phần chức năng tự chủ của hậu môn.
Di chứng rất nặng nề sau điều trị nguy cơ bệnh nhân bị hẹp hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn do tổn thương cơ thắt hậu môn và có thể phải tạo hình cơ thắt hậu môn bằng cơ thon. Khi đứng trước hàng loạt nguy cơ, chị Kh. đã vô cùng ân hận vì sự kém hiểu biết của mình dẫn tới bệnh nặng, biến chứng khó lường.
Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?
PGS Dương cho biết bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở nước ta. Nhiều người thường nói cửu nhân thập trĩ, những bệnh nhân trĩ thường kèm theo các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như sa sàn chậu, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, u trực tràng, sa niêm mạc trực tràng, sa sinh dục, táo bón, són tiểu,…
Dấu hiệu của bệnh trĩ, đầu tiên người bệnh đi đại tiện và có máu ở cuối phân, máu trên giấy vệ sinh. Đây là triệu chứng điển hình của trĩ, ban đầu bạn có thể thấy 1 lượng máu đỏ tươi nhỏ trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Dần dần khi bệnh phát triển nặng thêm thì máu chảy thành giọt hay tia, đến khi ngồi xổm cũng có thể bị chảy máu.
Người bệnh còn cảm thấy đau lúc đi vệ sinh hay ngay cả bình thường. Có thể đau nhiều, đau ít tùy theo giai đoạn của bệnh trĩ. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu đau nhiều cần phải tìm hiểu kỹ để phát hiện các bệnh lý đi kèm: Nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn, rò hậu môn. Đau nhiều thường gặp trong trường hợp trĩ ngoại tắc mạch, nứt hậu môn.
Ngoài ra còn có các biểu hiện khối sa lồi sau đại tiện. Người bệnh cảm thấy ngứa và kích thích ở vùng hậu môn do búi trĩ sa lồi lở loét gây kích ứng niêm mạc.
Khi bị trĩ, người bệnh không nên chủ quan tự chữa thuốc này, thuốc kia, đắp lá, ngâm nước thuốc. Tất cả các phương pháp điều trị cần tuân thủ chặt chẽ.
Bệnh nhân cần được khám một cách tỉ mỉ, tổng thể để có một phương án điều trị tốt nhất. Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau như phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su, khâu treo triệt mạch trĩ, cắt trí bằng các dụng cụ dao hàn mạch, dao siêu âm, laser, phẫu thuật cắt trĩ Longo,…
Để điều trị trĩ có hiệu quả, ít tái phát, PGS Dương cũng cho biết bệnh nhân cần được tư vấn, hướng dẫn về chế độ ăn uống, luyện tập vùng sàn chậu và theo dõi định kỳ kết hợp với bổ trợ bằng thuốc mới hy vọng khỏi bệnh.
PGS.TS. Triệu Triều Dương cũng khuyến cáo người dân cần trang bị kiến thức, tìm hiểu thuốc trước khi sử dụng. Hiện nay, các phương pháp không rõ nguồn gốc, thiếu cơ sở khoa học, nhiều người dân đã tin dùng và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....