Đang bầu 7 tháng tự dưng bụng nhỏ lại, thai phụ đỏ mặt khi nghe bác sĩ giải thích nguyên nhân
Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai thường có thói quen xoa bụng, đây là cách giao tiếp giữa mẹ và thai nhi. Chính vì thế, mỗi tối trước khi đi ngủ, Lộ Khiết (29 tuổi, sống ở Phúc Châu, Trung Quốc) đều xoa xoa bụng bầu 7 tháng của mình để theo dõi con lớn mỗi ngày.
Nhưng trong một sáng thức dậy, thai phụ đã phát hiện bụng mình có gì không ổn khi. Lộ Khiết thấy rõ ràng tối hôm qua bụng vẫn còn to tròn mà sáng nay ngủ dậy đã thấy nhỏ đi trông thấy.
Vì quá lo lắng nên 2 vợ chồng đi khám thai xem thế nào? Tại đây bác sĩ thông báo sức khỏe của mẹ và em bé đều bình thường. Nhưng mẹ bầu vẫn không an tâm và muốn bác sĩ kiểm tra lại.
Lúc này bác sĩ đành giải thích rõ nguyên nhân. Hóa ra vào buổi tối trước khi đi ngủ, bụng của cô có nhiều hơi nên trông to hơn. Nhưng sau vài lần xì hơi trong đêm, bụng của Lộ Khiết sẽ hết hơi và trở lại như bình thường. Nghe vậy, mẹ bầu này đỏ bừng cả mặt vì xấu hổ.
Trường hợp bụng to buổi tối và nhỏ buổi sáng không phải là hiếm. Theo bác sĩ, đây là một hiện tượng bình thường. Ngoài nguyên nhân như mẹ bầu trên thì còn có 3 nguyên nhân khác ảnh hưởng đến kích thước bụng của mẹ bầu.
Tư thế nằm của thai nhi: Trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, thai nhi sẽ hoạt động nhiều. Khi thai nhi nằm ở vị trí và tư thế khác nhau sẽ cho kích thước bụng to hay nhỏ. Vì thế, sẽ có lúc bạn thấy bụng đột ngột phình to ra, có khi lại trông nhỏ hẳn. Nếu bụng nhỏ và không kèm các triệu chứng khác như đau bụng, chảy máu thì các mẹ bầu cứ yên tâm và theo dõi con thêm.
Lượng nước ối: Lượng nước ối có ảnh hưởng đến kích thước bụng mẹ. Nếu mẹ bầu chỉ ăn uống bình thường, lượng nước ối bình thường thì bụng bầu sẽ trông bình thường. Nhưng mẹ bầu nào đa ối – nghĩa là lượng nước ối nhiều – thì sẽ có bụng bầu phình to hơn.
Vị trí của các cơ quan khác: Khi thai nhi lớn lên, các cơ quan nội tạng, nhất là ruột sẽ phải di chuyển qua chỗ khác nhường chỗ cho em bé. Nếu ruột di chuyển ra phía sau tử cung sẽ làm cho bụng bầu trông có vẻ nhỏ. Trong khi đó, nếu ruột di chuyển sang 2 bên tử cung thì sẽ làm cho bụng bầu của mẹ trông to hơn rất nhiều.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...