Đã có danh sách F1, F2 liên quan đến nữ hành khách Việt Nam dương tính với Covid-19 khi đến Nhật
Trước đó, vào trưa 9/8 trực ban trưởng tại sân bay Nội Bài nhận được thông tin từ đại diện Hãng hàng không All Nippon Airways, Nhật Bản thông báo nữ hành khách Đ.T.A., sinh năm 1991, ngồi ghế 23K trên chuyến bay NH898 Hà Nội - Narita, cất cánh lúc 14h ngày 8-8, có kết quả dương tính với COVID-19 bằng test nhanh.
Ngay sau khi có kết quả test nhanh tại sân bay, hành khách trên đã được chuyển đi cách ly tại bệnh viện ở Nhật Bản. Phía Nhật Bản cũng đã gửi thông tin về Nội Bài để rà soát, thực hiện phòng dịch.
Loại test nhanh phía Nhật Bản sử dụng là test kháng nguyên, có virus mới có kết quả dương tính và tỉ lệ chính xác rất cao.
Sáng 10/ 8, Cơ quan Điều lệ y tế quốc tế của Nhật Bản cũng đã gửi thông tin đến Cơ quan Điều lệ y tế quốc tế Việt Nam, tuy nhiên chưa gửi kèm địa chỉ tại Việt Nam của hành khách này để phía Việt Nam xác minh.
Xác nhận việc này, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết, đơn vị này đã nhận được thông tin từ phía Nhật Bản báo cáo về trường hợp nữ hành khách 29 tuổi, đáp chuyến bay NH898 ngày 8/8 từ Hà Nội đi Tokyo, dương tính với SARS-CoV-2.
Theo ông Tuấn, phía Nhật Bản thực hiện test nhanh kháng nguyên với vị nữ hành khách nói trên. Dù độ chính xác của test này khá cao, song các đơn vị của Việt Nam đang phối hợp với Nhật Bản để xác nhận lại kết quả, trong trường hợp họ làm xét nghiệm khẳng định.
Do hành khách này sinh sống trên địa bàn Hà Nội nên ngay khi nắm được thông tin, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho hay đã kích hoạt hệ thống, điều tra giám sát dịch tễ.
Ông Tuấn cũng khẳng định, hiện đã có trong tay danh sách F1, F2. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đang đợi kết quả xét nghiệm chính xác từ phía Nhật Bản để triển khai các bước tiếp theo.
"Xét nghiệm chẩn đoán nhanh COVID-19 dựa trên phát hiện kháng nguyên là một loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT (Rapid Diagnostic Test) giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của vi-rút (kháng nguyên) COVID-19 có trong một mẫu dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh.
Nếu kháng nguyên mục tiêu hiện diện với một nồng độ đủ trong mẫu thử, nó sẽ liên kết với các kháng thể cụ thể được cố định trên một dải giấy được bọc trong vỏ nhựa và phát ra tín hiệu giúp có thể phát hiện bằng mắt thường trong vòng 30 phút.
Các kháng nguyên chỉ được phát hiện khi vi-rút đang tích cực nhân lên; do đó, các xét nghiệm như vậy được sử dụng tốt nhất để chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm trùng cấp tính.
Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh dựa trên phát hiện kháng nguyên hoạt động tốt như thế nào còn tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm thời gian từ khi phát bệnh, nồng độ vi-rút trong mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu bệnh phẩm thu được và cách xử lý và công thức chính xác của thuốc thử trong que thử.
Kinh nghiệm triển khai xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT dựa trên kháng nguyên của Tổ chức Y tế thế giới đối với các bệnh hô hấp khác như cúm, trong đó nồng độ vi-rút cúm tương đương trong các mẫu hô hấp như đã thấy trong COVID-19, độ nhạy của các xét nghiệm này có thể thay đổi từ 34% đến 80%."
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...