Cuống rốn trẻ sơ sinh: Những điều cơ bản cha mẹ cần biết để chăm sóc tốt
Sau sinh, trẻ sẽ được cắt và kẹp dây rốn lại, chấm dứt sự liên kết dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và con.
Cuống rốn trong những ngày đầu nhìn tươi, trắng trong, và ẩm ướt. Trong khoảng 10 ngày đầu đời, cuống rốn ngày càng héo đi, khô hơn, sậm màu hơn.
Trong tuần tuổi thứ hai hoặc thứ 3, cuống rốn bắt đầu tách ra khỏi rốn và từ từ rụng đi. Lúc này, chúng ta có thể thấy có ít dịch nhầy vàng, hoặc ít máu rỉ ra từ cuống rốn trẻ sơ sinh.
Khoảng sau 3 tuần tuổi, thường gốc rốn hoàn toàn lành hẳn. Ở nhiều trẻ có thể lên màu nâu đen. Để khoảng sau 1 tháng tuổi, rốn trẻ hoàn toàn lành hẳn, cha mẹ không còn bận tâm quá nhiều.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 1 tháng đầu trước khi rụng và lành hẳn, cuống rốn là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất của vùng da cơ thể. Vì vậy, việc biết cách chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đặc biệt quan trọng.
Nhiều gia đình còn sai lầm nghĩ cần phải băng quấn vùng rốn thật kĩ để tránh nhiễm khuẩn và giúp rốn trẻ đẹp hơn khi lành. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không chính xác. Trên thực tế cha mẹ phải thực hiện ngược lại.
Hiện nay khuyến cáo chung là cha mẹ nên giữ dây rốn trẻ sơ sinh khô, sạch, và thoáng. Bạn không cần tắm vùng cuống rốn mỗi ngày mà chỉ cần vệ sinh riêng phần này khi thấy có dịch nhầy hoặc cuống rốn bị bẩn.
Trong những tình huống này, cha mẹ chỉ cần sử dụng gạc mềm thấm nước và ít xà phòng tắm dành cho trẻ sơ sinh, chà nhẹ lên phần cần vệ sinh. Việc sử dụng cồn hoặc dung dịch sát trùng để vệ sinh cuống rốn thật ra không còn được khuyến khích cũng như không thấy có hiệu quả như mong muốn.
Khi mang tã cho bé, cha mẹ không nên quấn tã chèn lên vùng cuống rốn mà nên tránh vùng này. Lý tưởng và tiện lợi nhất là cha mẹ có thể chọn những loại tã được thiết kế trống vùng rốn với rãnh rốn Oheso giúp vừa giảm cọ xát cuống rốn đang khô lành, vừa giúp giảm tránh việc dây bẩn cuống rốn với chất thải của bé. Thiết kế này sẽ giúp giữ vùng rốn của bé thông thoáng, sạch sẽ hơn.
Trong giai đoạn trẻ còn cuống rốn, nếu vùng da quanh rốn bỗng trở nên tấy đỏ, gốc rốn có dấu hiệu chảy máu bất thường hoặc có mủ vàng nhiều, trẻ có khả năng bị nhiễm trùng rốn. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ trong những tình huống này để kịp thời đánh giá và điều trị khi cần.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.