Cuộc sống ở ngôi làng của những người mất trí nhớ
Ngôi làng "mất trí nhớ"
Làng Hogewey nằm ở ngoại ô thị trấn Weesp, Hà Lan trông giống như bất cứ ngôi làng nào khác trên thế giới. Cư dân ở đây có một cuộc sống bình thường, mua sắm ở các cửa hàng bách hóa, xem phim và gặp gỡ bạn bè.
Tuy nhiên, tất cả đều không hề biết cuộc sống của họ được theo dõi rất kỹ càng bởi rất nhiều camera giám sát, hoạt động 24/24 giờ. Từ chủ hiệu tạp hóa đến người làm vườn, từ nhà tạo mẫu tóc đến nha sĩ đều thuộc hệ thống “dối lừa” này.
Thực chất, Hogewey là một viện dưỡng lão ngụy trang trông như một ngôi làng, nơi ở của những người mắc chứng mất trí nhớ do sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Ý tưởng về Hogewey được hình thành bởi Yvonne van Amerongen, khi cô đang là nhân viên tại một nhà dưỡng lão truyền thống của Hà Lan. Nhận thấy người bệnh ở những viện dưỡng lão truyền thống chỉ quanh quẩn trong những tòa nhà buồn tẻ, không có gì ngoài việc làm bạn với chiếc tivi trong phòng, Amerongen mong muốn biến những nơi này thành nơi bệnh nhân có thể sống một cuộc sống bình thường giống như ở nhà, được tự do tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa đối với họ.
Mạnh dạn đề đạt nguyện vọng của mình với các đồng nghiệp, cô đã nhận được nhiều sự đồng tình. Năm 2009, một khu phức hợp rộng 1,5 ha được xây dựng ngay trên nền viện dưỡng lão, nơi mà họ đã làm việc từ năm 1993, nhưng mang một hình hài hoàn toàn khác.
Làng Hogewey gồm 30 căn nhà có đầy đủ tiện nghi nằm trong một khu vực rộng 16.000m2. Mỗi ngôi nhà có 6 đến 7 cư dân, họ có những sở thích và nền tảng xã hội tương đối giống nhau. Hiện làng Hogewey có khoảng 150 cư dân mắc bệnh sa sút trí tuệ và Alzheimer cùng 250 người chăm sóc, phục vụ.
Cuộc sống trong ngôi làng đặc biệt
Cư dân sống trong làng Hogewey có thể tự chọn lịch trình cho các bữa ăn và hoạt động hằng ngày của chính họ. Một số người có thể chọn ăn trưa tại quán cà phê hay nhà hàng của làng. Những người khác có thể chọn được phục vụ ở nhà.
Ở đây, có những ngôi nhà chung, nhà hát, cửa hàng bách hóa, bưu điện, khu vườn nhỏ và câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa. Chủ cửa hiệu, người phục vụ và người chăm sóc nhà đều là nhân viên của Hogewey đóng vai trò của mình.
Hàng tháng, cư dân được phát một số "tiền" tượng trưng để sử dụng tại các siêu thị của làng hoặc tại các nhà hàng. Sau đó, những người chăm sóc sẽ giúp đỡ các gia đình cách lập ngân sách chi tiêu phù hợp trong suốt một tháng. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có người vào siêu thị chọn hàng và đi ra, không phải trả loại tiền này và cũng không ai đòi tiền họ.
Tại đây cũng thường tổ chức các câu lạc bộ xã hội, sự kiện văn hóa, chơi bingo và các cơ hội tình cờ gặp gỡ, giao lưu với hàng xóm. Vì người già có xu hướng sống một mình, Hogeweyk cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo cư dân nhận được nhiều tương tác xã hội như họ yêu cầu.
Mục tiêu của tất cả những hoạt động này là để duy trì cảm giác tự chủ như một người bình thường, một điều rất quan trọng trong việc chăm sóc người sa sút trí tuệ. Ngay cả những việc làm nhỏ nhất cũng có thể có ý nghĩa rất lớn đối với một số người.
Lợi ích tâm lý của việc sống một cuộc sống hạnh phúc và hài lòng về sức khỏe thể chất là vô cùng lớn. Các cư dân tại Hogewey ít dùng thuốc, ăn ngon hơn, sống lâu hơn và vui vẻ hơn so với những người trong các cơ sở chăm sóc người già tiêu chuẩn.
Ông Eloy Van Hal, Giám đốc cơ sở tại Hogewey, chia sẻ trên tờ Business Insider: "Hogewey rất coi trọng việc lựa chọn từ ngữ. Tại đây, những nhân viên không chỉ điều trị cho bệnh nhân, họ quan tâm đến cư dân. Tất cả cư dân sống ở đây đều cần được điều trị y tế và uống thuốc. Họ đều mắc chứng mất trí và bệnh Alzheimer nặng. Nhưng trước hết, họ là một con người".
Frank van Dillen, một trong những kiến trúc sư đã thiết kế Hogewey, chia sẻ trên The Guardian: "Chi phí tại Hogeweyk khá tốn kém, khoảng 6.400 USD/tháng/người. Tôi thường nói rằng cả thế giới là một ngôi làng dành cho người mất trí nhớ. Chúng ta phải nỗ lực rất nhiều để đưa những người có nhu cầu đặc biệt vào xã hội bình thường của chúng ta".
Được biết, năm 2013, Hogewey đã nhận được giải thưởng cao quý cho việc tạo ra nền tảng chăm sóc tốt cho người lớn tuổi.
Thành công của Hogewey đã truyền cảm hứng cho nhiều "ngôi làng sa sút trí tuệ" khác trên khắp thế giới như ở Penetanguishene, ở Ontario (Canada) hay và một cơ sở khác gần Canterbury, ở Kent, Anh. Những ngôi làng đặc biệt này cũng là điểm đến của không ít du khách và các tình nguyện viên muốn tham quan cũng như giúp đỡ những người cao tuổi có cuộc sống ý nghĩa hơn.
TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết
Sở Y tế TP.HCM vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết, những tuần gần đây...
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...