Cuộc sống “bé 9 tuổi đã làm mẹ” ở Cao Bằng sau 12 năm: Giành học bổng toàn phần, đi du học
Chưa tròn 9 tuổi gặp biến cố lớn
Cô bé Hoàng Thị Mũ (2002) - nhân vật trong bức ảnh địu theo em bé chưa tròn tuổi vào lớp học cùng - từng gây chấn động dư luận trong thời điểm năm 2010. Mũ năm ấy gầy gò, dáng dấp bé nhỏ với đôi mắt thăm thẳm buồn được truyền thông gọi là “người mẹ nhí 9 tuổi”.
Trong đêm mưa định mệnh một ngày đầu tháng 7/2010, Mũ đã gặp biến cố lớn nhất trong cuộc đời em. Đêm ấy, lũ dâng cuồn cuộn, sông Gâm “thét gào”, nuốt chửng nhiều người dân trong bản Nà Ca (thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng). Mũ ôm em út trong tay, bất lực nhìn mẹ và cậu em trai 4 tuổi bị cuốn theo dòng nước lũ.
Mẹ Mũ bị cuốn trôi, bố em cũng bị con “ma men” “ᴄhài” đi mất, ngày đêm chìm đắm trong men rượu. Bố Mũ gần như mất hết sinh khí, bỏ bẵng 3 đứa con thơ còn lại. 3 đứa trẻ, đứa lớn chưa tròn 9 tuổi, đứa nhỏ nhất còn chưa biết đi chìm nổi trong nỗi đau mồ côi mẹ. Thế là Mũ buộc phải trở thành “mẹ” của các em.
Sau ngày mẹ mất 1 tháng, Mũ định bỏ học. Cô bé không thể vừa chăm em vừa tiếp tục theo đuổi con chữ. Cô bé quán xuyến việc nhà, lo cho các em khỏi đói. Mũ địu em nhỏ, dắt em 6 tuổi lên núi kiếm rau, khoai sắn nấu thành bữa ăn, nhường cho hai đứa nhỏ ăn còn mình ăn nốt những gì chúng để sót lại.
Địu em đi tìm con chữ
Một hôm, Mũ vừa đi tìm rau thì thấy cô Lục Thị Toàn, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A của em và các bạn học đứng trước nhà chờ đợi. Cô bé mạnh mẽ như cây rừng, một mình xoay xở nuôi hai em bỗng dưng ôm lấy cô giáo mà òa khóc, như thể bao nhiêu tủi thân, nỗi đau và sang chấn bị dồn nén bị vỡ ra.
Cô Toàn đến động viên bố cho Mũ tiếp tục đi học. Nhưng bố em khi ấy đã từ chối, dù cô giáo chủ nhiệm ra sức thuyết phục. Lý do ư? Mũ đi học thì lấy ai trông em?
Cô Toàn nghĩ đến một phương án mà tất cả đều có lợi: Mũ sẽ đưa các em tới lớp học cùng mình. Có lẽ, ngay thời điểm đề nghị điều đó, cô Toàn cũng không dám chắc chắn đứa học trò bé nhỏ của mình có thể vượt qua tất cả để tiếp tục học tập hay không.
Không phụ công cô giáo, “người mẹ 9 tuổi” là Mũ dắt em đi học thật. Cô bé cuốc bộ 2km, tay dắt em lớn, lưng địu em nhỏ, quyết tâm trở lại trường học. Hôm ấy, không chỉ cô Toàn, mà tất cả giáo viên có mặt tại trường đều bật khóc.
Trả lời báo chí, cô giáo Nông Thị Lới nhớ lại, ngay sau khi Mũ quay lại trường học, các cô giáo chẳng ai bảo ai, mỗi sáng đều đến sớm hơn một chút để giúp Mũ trông em. Trong buổi họp hội đồng nhà trường, cô Lới cũng đề xuất cáᴄ thầy cô giáo trong trường mỗi người góp ít nhất 10 nghìn đồng trong tháng mua mì tôm lo bữa sáng cho ba chị em Mũ. Đương nhiên, tất cả hưởng ứng nhiệt tình.
Hiện tại rực rỡ
Câu chuyện của Mũ thời điểm ấy đã rất thu hút được chú ý. Một số nhà hảo tâm cũng góp chút tiền nuôi ba em nhỏ, không để chúng vì biến cố mà dở dang chuyện học hành.
4 năm sau khi mất mẹ, ba chị em Mũ mất nốt cả bố. Năm 2014, bố Mũ cũng bỏ các con mà đi, sau khi lâm bệnh nặng. Ba chị em Mũ được gửi về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng để được chăm sóc tốt hơn.
Hoàng Thị Mũ, cô bé phải “làm mẹ” năm 9 tuổi, trải qua những nhọc nhằn và biến cố ngày ấy đã dần ổn định trong tình yêu thương, bảo bọc của những người tốt không có máu mủ. Hai em của Mũ cũng lớn lên dưới mái nhà mới.
Sau 12 năm, Hoàng Thị Mũ đã có một cuộc sống khác hoàn toàn. Cô bé lấm lem, gầy gò năm xưa đã lớn lên mạnh mẽ như cỏ cây giữa miền sơn cước.
Mũ năm nay 20 tuổi, căng tràn nhựa sống với ánh mắt biết cười. Cô đã xuất sắc dành được học bổng toàn phần ngành Quản lý văn hóa tại Học viện nghệ thuật Quảng Tây, Trung Quốc. Hai em của Mũ cũng đã lớn và được học hành đầy đủ.
Bên cạnh ý chí mãnh liệt của Mũ, chính tình cảm của các cô giáo, cán bộ Trung tâm bảo trợ đã giúp ba đứa trẻ vượt qua nghịch cảnh để vươn lên. Họ đã theo sát hành trình của chúng với sự sâu sát, tự nhận lãnh trách nhiệm bằng tình thương bao la.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...