Cùng mẹ 9x khéo léo làm hàng loạt bữa phụ thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng bé ăn không biết chán là gì
Ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng của con khiến không ít những bà mẹ bỉm sữa phải trăn trở, lo âu. Khi có con chuẩn bị bước vào giai đoạn này, hầu hết các mẹ sẽ phải tìm hiểu rất kĩ ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm hiện nay để xem xét và áp dụng cho con. Giống như bao bà mẹ khác, chị Nguyễn Thị Thảo cũng vô cùng lo lắng khi con gái là Nguyễn Cát Tuệ Anh (bé Cốm) bước vào thời điểm ăn dặm.
Chị kể: "Mình cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Sau khi tìm hiểu rất kĩ từng phương pháp thì mình chọn cho con ăn theo phương pháp truyền thống. Với phương pháp này, mình sẽ không bị mất quá nhiều thời gian nấu nướng chế biến cho con mỗi ngày mà con lại nhận được lượng dinh dưỡng ổn định nhất".
Theo phương pháp ăn truyền thống, ban đầu chị Thảo cho con ăn cháo nấu loãng và không nêm nếm gia vị gì. Sau đó dần dần chị Thảo xay thêm các loại rau củ quả trộn vào cháo. Rồi từ từ chị mới thêm thịt. Chị chia sẻ: "Có lẽ vì không nêm gia vị nên bé ăn có vẻ không ngon miệng lắm vì thế mình đã tìm nêm gia vị tự nhiên cho bé và thêm dầu ăn dành riêng cho bé khi bắt đầu cho con ăn thêm đạm".
Ngoài những bữa chính với đầy đủ dinh dưỡng và khoa học, chị Thảo còn đầu tư thời gian làm các món ngon cho con ăn bữa phụ. Khi được hỏi về điều này, chị chia sẻ: "Bữa phụ thì mình cho ăn khi bé được hơn 6 tháng nhưng còn giới hạn vì bé mới bắt đầu làm quen với những thực phẩm ngoài sữa và ăn thô còn kém nên mình chỉ làm 1 số món mềm cho bé như đậu hũ non từ yến mạch, đậu hũ non đậu gà, bánh flan sữa mẹ".
Qua tháng thứ 8 thì bé đã ăn thô tốt hơn, nên chị Thảo bắt đầu tìm tòi và làm các bữa phụ đa dạng hơn như các loại bánh: muffin mềm, các món thạch pudding dễ tan trong miệng để bé vừa thử những món mới và cũng là để con có cơ hội tập ăn thô tốt hơn.
Đây cũng là cách chị tập ăn thô cho con mà không cần phải áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay BLW. Chị chia sẻ: "Với các bữa phụ, mình thường cho con vào lúc 3 giờ chiều, con rất hào hứng với các món mẹ làm. Đó là niềm vui, là động lực để mình cố gắng mỗi ngày".
Khi làm các bữa phụ cho con, chị Thảo luôn hạn chế cho đường và phụ gia để bảo vệ sức khỏe của con. Chị nói: "Vì làm các bữa phụ mình đã luôn tìm các món có thể tận dụng được vị ngọt từ hoa quả nên rất hạn chế cho đường. Nếu có thì mình chỉ dùng chút ít đường hữu cơ dành riêng cho bé. Còn lại các nguyên liệu mình lựa chọn rất kĩ, nhất định là phải dùng những nguyên liệu hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng, được mua ở những nơi uy tin. Có như thế mình mới yên tâm chế biến, nấu nướng cho con ăn".
Dù công việc có bận rộn, nhưng chị Thảo luôn cố gắng nấu nướng các món ngon cho con ăn trong ngày để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cũng như độ thơm ngon của từng món ăn. Cứ như vậy, bằng tình yêu thương của mình, chị Thảo đã và đang cố gắng từng ngày trở thành một người mẹ tuyệt vời nhất.
Vì thế, có lẽ bé Cốm cũng cảm nhận được sự yêu thương của mẹ dành cho mình nên cũng đã hợp tác với mẹ rất ngoan. Con không bao giờ chê món mẹ nấu. Mỗi giờ ăn của con đều rất thoải mái, không bao giờ có chuyện con bị ép ăn. Đó cũng là bí kíp giúp cho Cốm có một nếp ăn rất tự giác và ngoan ngoãn.
Dưới đây là 1 số công thức của các bữa phụ mà chị Thảo làm cho con, các mẹ cùng tham khảo:
Cách làm:
- 10g gelatin, 50ml nước cốt trái cây tùy thích (mình làm cam, dưa hấu và nho), đường, khuôn.
- Gelatin ngâm với chút nước cho nở, ngâm 10 phút.
- Trái cây xay, vắt, lọc lấy nước cốt. Cho lên bếp, thêm đường tùy thích. Nấu sôi, khi sôi hạ lửa nhỏ lại, đun 10 phút cho nước trái cây keo lại để kẹo càng dẻo ngon.
- Đổ gelatin vào nước trái cây, khuấy đều cho gelatin tan hết. Tiếp tục đun 2-3 phút trên bếp rồi bỏ xuống, đổ vào khuôn cất tủ mát 3 - 4h cho kẹo đông lại hoàn thành.
Kẹo mềm mát, chua chua ngọt ngọt rất ngon.
3. Bánh muffin cam sữa chua
Nguyên liệu:
- 100gr bột mì hữu cơ.
- 80ml sữa tươi hoặc sữa công thức.
- 2 thìa cà phê sữa chua
- 1 thìa cà phê đường.
- 20ml nước cam.
- 5g bột nở hữu cơ.
- 1 lòng đỏ trứng gà.
Cách làm:
- Rây bột mì, bột nở, qua rây cho mịn.
- Cho sữa chua, sữa tươi, lòng đỏ trứng, nước cam vào tô khuấy đều lên.
- Cho từ từ hỗn hợp sữa nước cam vào bột đến khi hỗn hợp bột sệt ướt (đảo bột nhanh, nhẹ tay)
- Đổ hỗn hợp bột vào khuôn, đem đi hấp 15-20p, lấy tăm cắm thử, bánh không dính tăm là bánh đã chín.
(Bé 9m trở lên là ăn được món bánh này)
4. Bánh muffin chùm ngây
Chuẩn bị:
- 1/2 thìa cà phê bột chùm ngây
- 1 thìa cà phê bột nở
- 2 thìa cà phê bột mì
- 2 thìa cà phê bột bắp
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 1 Lòng đỏ trứng gà
Cách làm:
- Rây bột mì, bột nở, bột chùm ngây, bột bắp qua rây để bột mịn, sau trộn không bị vón cục.
- Cho lòng đỏ trứng vào hỗn hợp bột, sau đó cho từ từ sữa vào hỗn hợp, đảo nhanh, nhẹ tay đến khi hỗn hợp sánh mịn (không nên đảo mạnh tay sẽ làm bánh bị chai)
- Đổ hỗn hợp vào khuôn, đem đi hấp là hoàn thành.
Cách làm:
- Đổ whipping, sữa tươi, đường vào nồi đun nóng (không để sôi)..
- Bỏ xuống cho gelatin vào (đã ngâm nở với chút nước lọc trước đó), khuấy đều hỗn hợp cho gelatin tan hết.
- Đổ hỗn hợp ra khuôn, cất ngăn mát tủ 2-3h cho đông là được.
- Muốn có màu hoa đậu biếc thì làm như trên nhưng các mom cho thêm 1 thìa cà phê nước hoa đậu vào hỗn hợp trước khi đun nóng.
- Nước sốt hoa đậu: Cho chút nước nóng vào hoa đậu cho ra màu hoa.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...