Cúng giao thừa có cần gạo và muối không?
Ý nghĩa cúng giao thừa là gì?
Lễ cúng giao thừa được xem là một nghi thức không thể thiếu trong gia đình người Việt nói riêng và các nước phương Đông (những nước tính lịch âm) nói chung. Ý nghĩa của lễ này đó là cầu mong những điều may mắn, tốt lành trong năm mới.
Cúng giao thừa được tổ chức vào đêm giao thừa (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết) được gọi là lễ trừ tịch. Đây là thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới.
Các gia đình thường sửa soạn mâm lễ để thực hiện lễ cúng giao thừa ở giữa sân. Với những gia đình không có sân thì có thể bày biện mâm cúng giữa nhà, hoặc có thể làm lễ trên sân thượng.
Hướng đặt mâm lễ thường là hướng Bắc, hoặc hướng Đông (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).
Lễ cúng giao thừa ngoài trời
Theo quan niệm dân gian, mỗi năm sẽ có một ông Hành khiển trông coi chuyện nhân gian, cứ sau một năm thì vị thần này sẽ bàn giao công việc cho vị thần kia. Việc cúng tế lễ nhằm để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước ông thần năm mới.
Cúng giao thừa thường được thực hiện ở ngoài trời là vì cho rằng lúc bàn giao công việc cho tân vương sẽ có quân đi, quân về đầy không trung rất tấp nập. Vì việc bàn giao công việc quá khẩn cấp nên các vị rất vội vàng, thậm chí còn chưa kịp ăn uống. Và lẽ dĩ nhiên các vị không thể có nhiều thời gian để khề khà vào nhà mâm bát.
Khi cúng giao thừa ngoài trời, các gia đình cần bày biện mâm lễ cúng thật chu đáo, trang trọng. Lễ vật gồm ngũ quả, hương, hoa quả, muối gạo, trà, đèn nến, trầu cau, rượu, nước, quần áo và mũ nón mũ thần linh. Với mâm lễ mặn sẽ có chiếc thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc, xôi, bánh chưng,... Nếu là phật tử thì có thể dùng mâm chay.
Vậy, cúng giao thừa có cần gạo muối không?
Câu trả lời là CÓ, lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa sẽ không thể thiếu gạo, muối.
Theo phong tục, ở nhiều địa phương sẽ chuẩn bị muối và rượu để sau khi cúng giao thừa lấy muối này rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức trừ tà ma, sẵn sàng đón một năm mới bình an.
Đến đúng thời điểm giao thừa, gia chủ sẽ thắp đèn, rót rượu, rót trà và khấn vái với bài văn khấn cúng giao thừa.
Cúng giao thừa trong nhà
Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng để xin phép Thổ Công, thần Thổ Công là các vị thần cai quản trong nhà cho tổ tiên về ăn Tết. Đồng thời, cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình trong năm mới sẽ gặp được nhiều may mắn, an lành.
Chuẩn bị lễ cúng bao gồm những lễ vật tương tự như cúng ngoài trời, chỉ bỏ mũ chuồn.
Cụ thể mâm cúng giao thừa trong nhà sẽ có những đồ cúng gồm: trầu, rượu, hoa quả, hương, hoa, đèn nến, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay. Đặc biệt, khi thực hiện, lễ tuyệt đối không đốt tiền âm phủ để tránh các vong âm lai vãng.
Cách cúng giao thừa trong nhà như sau:
Sau khi đã chuẩn bị mâm lễ cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên, vào đúng thời khắc giao thừa, gia chủ sẽ ăn mặc chỉnh, tề súc miệng rượu thơm và hành lễ.
Khi cúng giao thừa trong nhà, các thành viên thường sẽ đứng nghiêm trang trước bàn thờ để khấn. Trước tiên, gia chủ sẽ đốt đèn đến, thắp hương thơm và khấn thần Thổ công để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Sau đó thành kính cầu khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng con cháu hậu thế.
Những phong tục trong đêm giao thừa
Sau khi cúng giao thừa, chúng ta cần đảm bảo thực hiện những phong tục sau:
- Lễ chùa, đình, đền:
Sau lễ giao thừa ở nhà, theo tục lệ truyền thống, người Việt thường sẽ đi lễ chùa, lễ đền miếu để cầu phúc, cầu may, xin Phật Thánh phù hộ độ trì trong năm mới. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm, xin lộc mang về hoặc đốt một nắm hương gọi là hương lộc đem cắm vào bình hương bàn thờ ở nhà.
Kén hướng xuất hành: Người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi lễ chọn đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn.
- Xông nhà
Xông đất là một việc rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự may mắn, tài lộc trong năm. Người ta rất chú trọng việc chọn người xông đất đầu năm. Thông thường người ta sẽ chọn một người nhà "dễ vía" hoặc nhờ người khác tốt vía để xông nhà vào sớm ngày mồng một đến trước khi có khách tới chúc tết.
- Chúc Tết và mừng tuổi
Sau khi đón giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, nâng ly rượu chúc mừng năm mới. Đồng thời, gửi cho nhau những lời chúc vô cùng ý nghĩa nhằm cầu mong nhiều điều tốt đẹp trong năm mới.
- Mua muối và mía đêm giao thừa
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đây là tục lệ truyền thống của người Việt. Mua muối đầu năm cũng có nghĩa là mua về sự mặn mà cho cả năm và xua đuổi tà ma, xua đuổi xui xẻo, cầu mong nhiều thuận lợi và bình an.
Ngoài muối, người ta cũng thường mua mía về ngay sau đêm giao thừa. Điều này xuất phát từ quan niệm mua mía ngọt dựng bên bàn thờ gia tiên vào ngày đầu năm sẽ mang đến cho gia đình nhiều tài lộc.
Với những thông tin vừa chia sẻ chắc hẳn bạn đọc đã có thể nắm được Cúng giao thừa có cần gạo muối không? Để có một cái Tết thật trọn vẹn và đón năm mới may mắn, an lành, chúng ta cần nắm rõ những phong tục cần thực hiện trong khi cúng giao thừa trên.
Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần
Sau biến cố nợ nần, Dương Cẩm Lynh dần quay lại công việc nghệ thuật và tập trung kinh doanh....
Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...
Ngọc Huyền là người tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024....
Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...
Trên trang cá nhân của con, Bảo Anh thường xuyên chia sẻ hình ảnh, câu chuyện đáng yêu của cô...
Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...
Người được chọn lên trang bìa Cosmopolitan tháng 11 là nữ diễn viên Ngu Thư Hân - gương mặt gây...