Củ sen hay còn gọi ngó sen, là loại thực phẩm khá phổ biến ở nước ta. Củ sen có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy, nó không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được sử dụng trong các bài thuốc Đông y bồi bổ. Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng Phunugiadinh đi tìm hiểu củ sen có tác dụng gì với con người. 

Củ sen có tác dụng gì với sức khỏe con người? - Ảnh minh họa: Internet

Củ sen có tác dụng gì?

Củ sen vừa là nguyên liệu nấu ăn, vừa là một loại dược liệu quý. Không phải lúc nào cũng có thể thu hoạch củ sen mà phải chờ cho đến khi sen lụi đi, người ta mới bắt đầu hái củ sen. Vậy củ sen tươi có tác dụng gì? 

Cải thiện hệ miễn dịch

Củ sen tươi có chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, đồng, mangan, kẽm,... giúp tăng cường hoạt động của các enzym và quá trình tạo máu. Vitamin C có trong củ sen cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C còn giúp duy trì sự vững chắc của các thành mạch máu, làm đẹp da đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch.

Củ sen giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch - Ảnh minh họa: Internet

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Nhờ hàm lượng vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6, củ sen giúp người dùng giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Lý do là vì vitamin B6 tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp hóa học, tác động trực tiếp đến tâm trạng. Việc thường xuyên sử dụng củ sen sẽ mang lại giấc ngủ ngon cho người dùng.

Điều hòa huyết áp

Vị ngọt mát, thanh của củ sen không phải tự nhiên mà có mà chính là nhờ sự cân bằng giữa 2 loại khoáng chất kali và natri. Trong đó, natri có tác dụng kiểm soát quá trình đổ mồ hôi còn kali thì giúp điều hòa huyết áp và nhịp tim.

Củ sen chứa kali giúp điều hòa huyết áp - Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện rối loạn hệ tiêu hóa

Táo bón hay tiêu chảy là những triệu chứng mà con người thường gặp phải do các nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, khi để chúng kéo dài thì ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc ăn củ sen sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này nhờ cơ chế hoạt động của ruột non.

Tác dụng cầm máu

Đốt củ sen có chứa chất tanin và vitamin K. Bên cạnh đó, củ sen tươi còn có tính hàn nên có tác dụng cầm máu rất tốt. Trong trường hợp bạn bị chảy máu mũi, nôn hay ho ra máu, việc sử dụng củ sen tươi kết hợp với nước rễ cỏ tranh, lá cây trắc bá để nấu nước uống thì bệnh sẽ được cải thiện rất nhanh chóng.

Củ sen giàu vitamin K và tanin giúp cầm máu - Ảnh minh họa: Internet

Điều trị mất ngủ

Củ sen chứa nhiều khoáng chất như mangan, magie, kẽm, sắt, đồng,... giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể đồng thời giảm cholesterol xấu, điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, giảm lo lắng, căng thẳng, từ đó mang lại giấc ngủ ngon cho người dùng. Đặc biệt, rất tốt để điều trị mất ngủ cho người cao tuổi, người bị trầm cảm hoặc suy nhược cơ thể.

Hỗ trợ giảm cân

Củ sen rất tốt cho những người ăn kiêng bởi hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào nhưng lại chứa rất ít calo. Nhờ đó, củ sen giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, củ sen còn rất tốt cho nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và phòng chống béo phì.

Củ sen giàu chất xơ, ít calo giúp giảm cân - Ảnh minh họa: Internet

Uống nước củ sen có tác dụng gì?

Củ sen khô dùng để làm trà uống rất tốt cho đường hô hấp, có tác dụng lọc máu, mang lại giấc ngủ ngon. Người Hàn Quốc thường ngâm củ sen để uống tương tự như nhân sâm, giúp tăng cường sức khỏe. Người Ấn Độ còn xem củ sen là một món ăn thiêng liêng bởi nó hội tụ đủ 3 yếu tố không khí, đất và nước.

Những điều cần lưu ý khi ăn củ sen

Củ sen có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn. Dưới đây là một số trường hợp nên chú ý khi sử dụng củ sen:

Bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường không nên lạm dụng củ sen bởi nó có chứa nhiều tinh bột. Việc ăn nhiều củ sen sẽ khiến cho lượng insulin tăng lên, không tốt cho người bị tiểu đường.

Những điều cần lưu ý khi ăn củ sen - Ảnh minh họa: Internet

Người bị dạ dày

Nếu bạn có các triệu chứng ăn không tiêu, chướng bụng hoặc mắc một số bệnh như viêm loét đại tràng, kích thích đại tràng thì không nên ăn củ sen, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Ăn củ sen sống dễ bị nhiễm ký sinh trùng

Củ sen sống ở các vùng bùn lầy có thể bị nhiễm ấu trùng, khi ăn có thể mắc các bệnh truyền nhiễm. Thường thì các ấu trùng rất khó để làm sạch hoàn toàn. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi ăn củ sen tươi khi thu hoạch từ các vùng nước ô nhiễm.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ củ sen có tác dụng gì đối với sức khỏe con người. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ bổ sung củ sen vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để sống khỏe hơn.