Với sự ngây thơ của trẻ, chúng không được phép bước ra khỏi nhà và không được đến công viên như trước. Đối tượng dễ bị virus COVID-19 tấn công là trẻ nhỏ và người lớn tuổi vì sức đề kháng yếu hơn những lứa tuổi khác, bao gồm cả những người mắc bệnh mãn tính. Ban đầu, chính WHO đã ban hành các hướng dẫn nghiêm ngặt nêu rõ các thách thức và lời khuyên phòng ngừa cho trẻ em khỏi corona virus.

Ảnh minh hoạ: Internet

Để hiểu thêm về tác động của coronavirus đối với sức khỏe trẻ em và những biện pháp cần thiết phải thực hiện, chuyên gia tư vấn khoa Nhi tại Bệnh viện chuyên khoa Saroj, New Delhi cho biết.

COVID-19 ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Đây là một loại virus mới và các nhà khoa học đang làm việc ngày đêm để tìm hiểu thêm về COVID-19 và đưa ra các giải pháp điều trị. Loại virus này có thể bị lây lan đến bất kỳ người nào không phân biệt tuổi tác hay giới tính, nhưng đối với trẻ em sẽ nguy hiểm hơn cả do hệ thống miễn dịch kém phát triển hơn người lớn.

Những ảnh hưởng của COVID-19 đối với trẻ là gì?

việc học tập của trẻ bị ảnh hưởng do trường học đóng cửa. Và chúng ta nhận thấy rằng, cha mẹ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc trẻ ở quãng thời gian này.

Cha mẹ bị mất việc do ảnh hưởng của dịch, dẫn đến việc không có thu nhập, phải xoay xở một cách khó khăn để lo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ, bảo đảm cho con em mình được phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, không có hoạt động ngoài trời khiến trẻ bị thụ động, dẫn đến việc tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và tư duy của trẻ. Vì thế trong thời điểm này, phụ huynh được yêu cầu phải đặc biệt chú ý đến trẻ để ngăn ngừa việc trẻ cảm thấy hoang mang và ảnh hưởng đến kết quả học tập sau này. 

Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ trẻ khỏi virus này?

Theo Tiến sĩ Gupta, các tiêu chuẩn giãn cách xã hội có hiệu quả đối với tất cả mọi người, do đó mọi người nên tuân thủ, hạn chế gần gũi tiếp xúc với đám đông  cũng như người nhiễm COVID.

Hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh đúng cách, rửa tay và ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều thiết yếu.

Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt, cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó.

Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi tập trung đông người, nếu có tiếp xúc hãy cho trẻ đeo khẩu trang. Cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng con tại nhà. Bên cạnh đó, hãy vệ sinh nhà cửa bằng chất khử trùng hàng ngày. 

Khuyến cáo chế độ ăn uống

Đối với chế độ ăn uống, cần có một chế độ ăn cân bằng lành mạnh là cần thiết, tránh các loại đồ ăn vặt hay lề đường. Cha mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn của trẻ.

Lượng calo hàng ngày nên tối ưu theo độ tuổi và hoạt động thể chất. Cha mẹ nên khuyến khích con ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin C. Khuyến khích một chế độ ăn uống tại nhà nhiều hơn, bên cạnh đó cũng nên chú trọng vào hoạt động thể chất như yoga tại nhà.

Phải làm gì nếu thấy trẻ có triệu chứng nhiễm corona virus?

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy thận trọng trong việc cách ly trẻ để virus không lây lan sang các thành viên khác trong gia đình. Các triệu chứng khi nhiễm Corona có nhiều điểm tương đồng với sốt siêu vi hoặc cúm mùa. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và làm theo hướng dẫn.