Cõng nợ mua nhà, 8 năm vợ chồng chỉ nhận về bãi hoang
Sau khi đọc bài tâm sự: “Vay tiền tỷ mua chung cư, vợ chồng lao đao vì nợ nần”của chị Lan Huỳnh, tôi thấy bức xúc thay cho chị. Rõ ràng, căn nhà ấy là của hai vợ chồng chị cùng bàn bạc, góm góp thống nhất mua, làm nội thất, nhưng khi nợ nần đeo đẳng, chị lại để chồng, gia đình chồng đối xử như vậy.
Tôi xin khẳng định, những gã đàn ông có tư tưởng gia trưởng như chồng chị trong xã hội này không hề hiếm một chút nào nếu không muốn nói là phổ biến. Chẳng phải nói đâu xa, chính chồng tôi cũng thuộc loại người ấy.
Tôi và chồng kết hôn cách đây khá lâu. Anh là con trai một, dưới còn một em gái, bố mẹ buôn bán nhỏ nên kinh tế thuộc dạng kha khá.
Nói thế để biết rằng, dù gia đình anh cơ bản như thế nhưng tôi không đòi hỏi cao ở chồng, gia đình chồng. Có những chuyện người khác coi là mục tiêu cao nhưng tôi không đặt quá nặng. Tôi chưa bao giờ bắt chồng mình cưới xong phải mua nhà, mua này, mua nọ mà sau khi kết hôn chúng tôi vẫn ở nhà trọ.
Cưới nhau 3 năm, vợ chồng tôi tích cóp được 400 triệu đồng. Chúng tôi bắt đầu tính đến chuyện mua nhà ở Hà Nội nhưng vô cùng đau đầu vì chẳng biết nên mua nhà hay mua chung cư. Bởi, nếu mua nhà, số tiền ấy là quá ít ỏi, còn nếu mua chung cư thì không phải mất công xây nhà, chỉ đợi chủ đầu tư hoàn thiện rồi bàn giao. Ở chung cư, các tiện ích và dịch vụ cũng tốt hơn nhà mặt đất.
Sau rất nhiều trăn trở, băn khoăn, vợ chồng tôi quyết định gặp môi giới để nhờ họ tư vấn mua căn hộ chung cư. Chúng tôi được anh ta giới thiệu căn hộ có diện tích hơn 80m2, giá 1,4 tỷ đồng tại một dự án ở nội thành Hà Nội đang khởi công. Số tiền tuy vượt quá khả năng nhưng nếu mua phải căn hộ diện tích nhỏ thì gia đình tôi cũng bất tiện khi thường xuyên có khách ở quê ra. Vợ chồng tôi cũng tham khảo một số căn hộ ở nơi khác nhưng không phù hợp, phần khác để mua căn hộ ấy, chúng tôi phải trả toàn bộ tiền trong một đợt.
Sau nhiều lần được người môi giới săn đón, vẽ những lời có cánh, chồng tôi quyết định chọn căn hộ này. Ban đầu, chúng tôi phải đóng 70% tổng giá trị căn hộ (980 triệu đồng), số còn lại sẽ thanh toán khi giao nhà.
Tiền chỉ vỏn vẹn 400 triệu đồng khiến tôi khá lo, phần nữa tôi cũng có tâm lý lo ngại vì đồng tiền đi liền khúc ruột, mua bán theo kiểu trên giấy tờ như thế này cũng rủi ro, nguy hiểm. Nhưng chồng tôi thì khác, anh thủ thỉ, khuyên nhủ tôi phải mua căn hộ. Anh nói, nếu chúng tôi không quyết đoán, cứ do dự mà để lâu sẽ không còn. Khi ấy, chẳng những giá cao hơn mà còn phải mất các chi phí khác. Đỉnh điểm của tranh luận là một cuộc tranh cãi nảy lửa.
Vậy nhưng, tôi làm sao thắng được ý kiến của chồng - một người đàn ông gia trưởng. Tôi đành buông xuôi tất cả để mình anh tự quyết định.
Ngoài số tiền sẵn có, chúng tôi còn phải đi vay ngân hàng, vay anh em họ hàng bằng tiền mặt, bằng vàng. Chỗ mất lãi chỗ không.
Nhưng người tính không bằng trời tính, những bất an, lo lắng của tôi cũng thành sự thật. Hợp đồng mua bán nhà ký chưa kịp ráo mực thì hai tháng sau chồng tôi với khuôn mặt thất thần không một giọt máu thông báo căn hộ chúng tôi mua bị đình chỉ vì dự án chưa được phê duyệt. Nghe anh nói, tôi như phát điên.
Sau đó thật sự là quãng thời gian kinh hoàng. Mất tiền, mất nhà, mất tất cả, khiến tôi và anh cứ chì chiết, trách móc nhau. Chúng tôi cùng nhau xin nghỉ phép để dắt díu nhau đi đòi tiền, kiện cáo nhưng năm lần, bảy lượt chủ đầu tư cứ khất lần, khất lữa.
Tiền mất thì chưa thể đòi, nợ ngân hàng thì cứ dồn dập nên tôi bàn với anh nhờ bố mẹ hai bên giúp đỡ nhưng khi nghe tôi nói, anh lập tức phản đối. Anh nói, lỗi lầm anh gây nên, anh sẽ có trách nhiệm. Anh không muốn bố mẹ hai bên phải khổ theo.
Chúng tôi cùng nhau vượt qua cú sốc bằng việc làm thêm. Anh ngoài công việc ở cơ quan còn chạy xe ôm, làm shipper, tôi thì nghỉ hẳn công việc với đồng lương bèo bọt ở cơ quan cũ để buôn bán túi xách qua mạng. Cũng may, làm ăn thuận lợi nên năm đầu, chúng tôi tích góp được 150 triệu đồng. Năm thứ 2, thứ 3 thì tiền kiếm ra nhiều hơn. 5 năm sau, chúng tôi trả hết nợ ngân hàng.
3 năm trở lại đây, chúng tôi còn tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Cùng với đó, bố mẹ chồng còn bán mảnh đất bên cạnh nhà để giúp các con mua một căn nhà ở ngoại thành Hà Nội. Tuy diện tích căn nhà không lớn nhưng khiến vợ chồng tôi hạnh phúc, sung sướng. Vậy là, sau bao nhiêu nợ nần, chúng tôi cũng thoát khỏi kiếp ở trọ.
Thú thật, nhiều lúc nghĩ lại, tôi thấy mình quá ngu muội, dại dột và liều lĩnh khi để chồng mua căn hộ ấy. Giá như ngày đó, anh ấy nghe tôi thì đâu đến nỗi.
Có lần tôi đi giao hàng cho khách, tình cờ đi qua bãi đất trống - nơi mà vợ chồng tôi và biết bao gia đình khác đã từng mơ về một ngôi nhà hạnh phúc, nhưng tôi không thể tin rằng, 8 năm qua, bãi đất vẫn chỉ là bãi đất, cỏ mọc um tùm, chỉ trơ trọi phần móng bạc phếch mà không có dấu hiệu xây cao lên.
Thợ lâu năm mách cách vệ sinh máy lọc không khí vừa sạch lại tiết kiệm hóa đơn tiền điện:...
Cần cân nhắc những điều này khi mua và vệ sinh máy lọc không khí để máy sử dụng được lâu dài.
Him Lam Thường Tín “làm nóng” thị trường bất động sản ngoại thành Hà Nội
Hưởng lợi lớn từ Vành đai 4, cùng quy hoạch lên quận của huyện Thường Tín giai đoạn 2026 – 2030, Him Lam Thường Tín đang là dự án “hâm nóng” thị trường bất động sản ngoại thành Hà Nội khi sở hữu hàng loạt ưu thế vượt trội.
Người xưa chọn vị trí nhà ở như thế nào?
Khi mua nhà và chọn nhà, người xưa sẽ luôn ưu tiên vị trí khu vực của ngôi nhà nằm ở đâu, đây cũng chính là điều mà người hiện đại rất quan tâm. Vậy người xưa quan niệm thế nào về vị trí của một ngôi nhà?
Nhà giàu khi thắp hương không đặt bình hoa bên phải, chỉ thích đặt bên trái: Hóa ra đây là...
Việc đặt bình hoa đúng vị trí sẽ giúp mọi việc hòa hợp âm dương, giúp gia chủ hội tụ và lưu giữ những sinh khí tốt đẹp của đất trời.