Trong thời kỳ mang thai, áp lực cuộc sống ít nhiều ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của bà bầu. Hormone thai kỳ thay đổi có thể khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy hoảng sợ, hoang mang, thất vọng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bà bầu bị stress, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.

Nhiều bà bầu thực sự lo lắng cơn stress sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Tên thực tế, nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy đến nếu bà bầu không biêt cách đối phó khi bị stress.

Cơn tress của bà bầu ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Khi bị stress, cơ thể bà bầu rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc đầu óc trống rỗng. Những trường hợp này đều thúc đẩy sự gia tăng hormone coritsol cùng những loại hormone căng thẳng khác.

Bà bầu bị stress kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, những loại hormone này sẽ không gây hại thai nhi và sẽ giảm khi cơn stress ở bà bầu qua đi. Tuy nhiên, bà bầu bị stress trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi:

Nguy cơ sinh non

Căng thẳng kéo dài trong thai kỳ làm gia tăng nguy cơ sinh non. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, thần kinh bà bầu căng thẳng trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng sinh non. Thai nhi sẽ chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ.

Trẻ bị nhẹ cân

Bà bầu bị stress còn có thể khiến trẻ bị nhẹ cân khi vừa chào đời. Nhiều trường hợp trẻ chào đời cân nặng chỉ dưới 2kg vì nguyên nhân bà bầu thường bị căng thẳng kéo dài.

Rối loạn giấc ngủ

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ nếu mẹ bầu bị stress kéo dài - Ảnh minh họa: Internet

Liên tục căng thẳng trong thai kỳ không chỉ khiến bà bầu rơi vào trạng thái mất ngủ, kiệt sức mà còn có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ trong những năm đầu đời.

Rối loạn hành vi

Theo MomJunction, những đứa trẻ có mẹ bị stress trong thai kỳ sau khi chào đời sẽ có nguy cơ bị rối loạn hành vi. Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp hoặc tuân theo những quy tắc hành xử thông thường trong cuộc sống.

Ảnh hưởng đến não bộ

Cơ thể bà bầu khi bị stress kéo dài sẽ tiết ra các hormone căng thẳng và các độc tố làm thay đổi cơ bản cấu trúc não bộ của thai nhi. Hậu quả là trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển, giảm sút trí lực và nhiều biến chứng nguy hiểm khác khi chào đời.

Cách khắc phục cơn stress ở bà bầu

Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng stress ở bà bầu. Trong tình huống này, bà bầu cần giữ tâm thế bình tĩnh khi xử lý mọi công việc. Khi gặp stress, bà bầu có thể tìm cách giải tỏa và vượt qua.

Dưới đây là những gợi ý thường được các mẹ bầu áp dụng khi bị stress

Duy trì lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ

Bà bầu nên duy trì lịch sinh hoạt khoa học để hạn chế stress - Ảnh minh họa: Internet

Để loại bỏ tình trạng căng thẳng khi mang thai, bà bầu cần có chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Các đồ ăn vặt, thức ăn nhanh nên loại bỏ khỏi thức đơn ăn uống. Thay vào đó, bà bầu nên xây dựng thực đơn trong thai kỳ cân bằng, lành mạnh.

Tập thể dục thường xuyên

Sau những giờ làm việc căng thẳng, bà bầu nên đi tăng cường vận động, đi lại để lượng máu lưu thông nhịp nhàng đến toàn bộ. Các môn thể thao bơi lội, yoga, đi bộ hoàn toàn thích hợp giúp bà bầu đẩy lui cơn stress.

Theo đuổi sở thích

Bà bầu hãy theo đuổi những sở thích lành mạnh để "nói không" với stress - Ảnh minh họa: Internet

Theo đuổi một sở thích nhất định như nấu ăn, cắm hoa, chơi đàn…chính là giải pháp hữu hiệu giúp bà bầu thư giãn hiệu quả, vượt qua cơn tress một cách nhanh nhất.

Trò chuyện

Khi liên tục đối mặt với các tác nhân gây stress, bà bầu hãy trò chuyện tích cực với chồng, người thân để tìm sự sẻ chia. Giải pháp này sẽ giúp chị em giải tỏa căng thẳng.

Gặp chuyên gia

Khi không thể tự khắc phục cơn stress hiệu quả, bà bầu nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để có lời khuyên thích hợp.