Con hẻm tử thần ở Itaewon bị lấn chiếm, tạo nút thắt cổ chai
Sau khi xảy ra thảm kịch giẫm đạp vào hôm 29/10, con hẻm ở Itaewon bị gắn với biệt danh "bẫy tử thần" bởi độ nhỏ, hẹp và dốc, theo Korea JoongAng Daily.
Con hẻm nơi các nạn nhân bị mắc kẹt nằm gần khách sạn Hamilton. Một bên là bức tường kiên cố của khách sạn, bên còn lại là mặt tiền của các cửa hàng nhỏ, như quán bar và cửa hàng tiện lợi Emart24.
Theo Korea Herald, con hẻm dài khoảng 40 m, bề ngang khoảng 4 m, đủ chỗ cho 6 người lớn đứng cạnh nhau. Đây là nơi cắt ngang giữa con đường chính của Itaewon và một con hẻm sầm uất khác có tên phố ẩm thực quốc tế Itaewon ở phía sau khách sạn.
Trên thực tế, bản đồ xây dựng cho thấy con hẻm đáng nhẽ có kích thước lớn hơn. Với thiết kế ban đầu, con hẻm rộng khoảng 5 m, nhưng sau còn 4 m và có đoạn bị co lại chỉ còn 3,2 m, tạo thành một nút thắt cổ chai.
Đạo luật Xây dựng của Hàn Quốc quy định các con hẻm phải có chiều rộng lớn hơn 4 m để "đảm bảo an toàn cho người đi bộ".
Tuy nhiên, phần rìa đằng sau của khách sạn Hamilton khi xây dựng đã lấn một phần diện tích đáng kể vào đường đi chung. Trên bản đồ xây dựng đăng ký với chính quyền thành phố, phần lấn chiếm này được thể hiện ngay trên giấy tờ.
Ở phần đằng sau hướng ra con hẻm, một lối vào khách sạn được xây bằng gạch đỏ giống màu tường khách sạn và có cầu thang đi lên từ con hẻm. Cạnh đó là một bức tường sắt cũng thuộc khách sạn Hamilton kéo dài xuống phía cuối dốc.
Một kiến trúc sư giấu tên nói với Korea JoongAng Daily: “Khách sạn Hamilton là trường hợp hiếm vì nó được xây dựng vượt quá giới hạn của tòa nhà. Lối vào ở giữa con hẻm được xác định là xây trái phép, vượt ra ngoài ranh giới xây dựng".
Người phát ngôn của Văn phòng quận Yongsan giải thích rằng phần mở rộng có thể đã được xây dựng mà không có bản đồ quy hoạch đô thị được điều chỉnh. Người này không trả lời khi được hỏi liệu tòa nhà có chiếm dụng không gian công cộng và là một tòa nhà xây dựng bất hợp pháp hay không.
Theo luật, các tòa nhà lớn như Khách sạn Hamilton không được xây sát lối đi chung dưới 3 m.
Rie Dong-ho, giáo sư về kỹ thuật an toàn tại Đại học Quốc gia Incheon, cho biết: “Nếu không gian trở nên hẹp hơn khi đi xuống dốc, thực tế là mọi người qua lại sẽ bị chậm lại do hiệu ứng nút cổ chai".
Một kiến trúc sư khác chỉ ra rằng: “Mặc dù công trình đã được xây dựng từ lâu nhưng việc bảo trì công trình nên được điều chỉnh theo luật hiện hành. Nhưng không có sự điều chỉnh nào được thực hiện”.
Người phát ngôn của khách sạn Hamilton cho biết thêm: “Phần tường được xây cách đây khoảng 10 năm, nhưng nó chưa bao giờ được quản lý bởi văn phòng quận Yongsan”.
Trước các nghi vấn, người phát ngôn của văn phòng quận Yongsan cho hay bức tường gia cố thêm không được coi là một công trình bất hợp pháp. Nguyên nhân là nó không có mái che, do đó khó được coi là công trình xây dựng.
Các chuyên gia cho rằng văn phòng quận đáng nhẽ nên chủ động đảm bảo an toàn, chẳng hạn như tìm cách dỡ bỏ bức tường, vì con hẻm thường xuyên đông đúc.
Ahn Hyung-jun, cựu giáo sư kiến trúc tại Đại học Konkuk, cho biết: “Nếu không đảm bảo được, ít nhất chính quyền địa phương phải treo biển cảnh báo nguy hiểm ở khu vực. Việc xây dựng các cửa hàng ở phía đối diện của con hẻm lẽ ra cũng không được chấp thuận bởi không gian quá hẹp".
TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết
Sở Y tế TP.HCM vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết, những tuần gần đây...
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...