Con dâu bị trách móc vì không chịu đóng 6 triệu đồng/tháng nuôi bố mẹ chồng
Chồng tôi xuất thân từ tỉnh lẻ, trong gia đình có bố mẹ làm nông nghèo khó. Còn tôi là con gái một trong gia đình khá giả ở thành phố.
Chúng tôi quen nhau khi làm cùng công ty và quyết định tiến tới hôn nhân. Vì bố mẹ tôi có mỗi mình tôi, anh ấy lại không có nhà riêng nên cuối cùng sau khi bàn bạc, chồng tôi chấp nhận ở rể.
Tôi thấy như thế này khá tốt. Vợ chồng tôi không phải tốn tiền thuê nhà, bớt gánh nặng về tài chính. Tôi thì không phải làm dâu, vẫn được ở gần bố mẹ đẻ. Mà đằng nào tài sản của bố mẹ tôi sau này chẳng để lại cho tôi.
Chồng tôi có một em trai, đã lấy vợ và đang sống ở quê cùng bố mẹ. Vợ chồng em tôi cũng làm nông, buôn bán thêm thực phẩm ngoài chợ.
Vợ chồng tôi sống xa nhà, có hai em đỡ đần cho bố mẹ, chồng tôi là con trưởng cũng cảm thấy yên tâm hơn. Vài tháng, chúng tôi lại về quê thăm gia đình chồng một lần.
Thời gian gần đây, sức khỏe của bố mẹ chồng tôi không được tốt. Nhân dịp cuối tuần về thăm nhà, chồng tôi và em trai quyết định khuyên bố mẹ không ra ruộng làm nữa mà anh em cùng nhau đóng góp nuôi bố mẹ.
Vì là chuyện gia đình chồng nên tôi không can thiệp hay tham gia vào cuộc họp. Chỉ thấy sau đó lúc về phòng ngủ, chồng tôi bảo:
- Cả nhà thống nhất giờ bố mẹ già rồi, không phải đi làm nữa. Vợ chồng mình mỗi tháng đóng 6 triệu đồng, cô chú đóng 2 triệu đồng phụng dưỡng bố mẹ.
- Ơ tại sao lại chênh lệch nhau thế hả anh? Cùng là con của bố mẹ thì phải đóng đều chứ?
- Ban đầu, anh còn định bảo cô chú ý không phải đóng cơ vì đã có công sống cùng, chăm lo cho bố mẹ hàng ngày rồi.
- Nhưng...
- Thôi không bàn thêm nữa.
Thấy tôi liên tục thắc mắc, chồng tôi cau mày, tỏ vẻ khó chịu. Cũng đêm rồi nên tôi cố nhịn, không hỏi hay tranh cãi gì thêm, để mai tính. Với lại, tôi cũng cần có thời gian suy nghĩ cho vấn đề này.
Suốt cả đêm tôi trằn trọc, không thể ngủ nổi. Tôi biết thế nào cũng có ngày vợ chồng tôi phải nuôi cha mẹ, nhưng tại sao chúng tôi lại phải đóng tiền gấp ba lần nhà em trai?
Với tôi, như thế là vô lý. Bố mẹ là của chung, ai cũng cần có trách nhiệm. Cô chú ấy được ở quê chẳng phải lo lắng gì nhiều, chứ vợ chồng tôi ở thành phố phải bươn trải đủ thứ, chi tiêu rất đắt đỏ.
Hôm sau, tôi luôn tìm cách để nói chuyện riêng và bàn bạc với chồng tôi thêm nhưng anh ấy toàn né tránh. Đã thế thỉnh thoảng anh ấy còn lườm tôi, gằn giọng: "Không nói nhiều, anh quyết rồi".
Tức quá mà không biết làm thế nào, trong bữa cơm gia đình ăn trước khi vợ chồng tôi lên thành phố, tôi đành phải đưa chuyện này ra nói.
- Hôm qua, con có nghe chồng con bảo về việc bố mẹ không làm đồng nữa. Con thấy thế cũng hợp lý, giờ bố mẹ đều già cả rồi, cần giữ gìn sức khỏe ạ.
- Ừ đúng rồi, bố mẹ vẫn muốn đi làm mà hai anh em nó không cho.
- Vâng cả nhà mình cứ tính toán xem mỗi tháng bố mẹ cần bao nhiêu rồi nhà hai anh em chia đều. Chúng con trông thế thôi chứ ở thành phố cũng chẳng sung sướng gì. Nhà riêng mãi chưa mua được, còn đang phải ở nhờ nhà bố mẹ con ạ.
- Tùy các con, bố mẹ cũng không có nhu cầu gì.
- Cô chú được ở nhà mình sướng quá rồi, chẳng phải lo lắng gì chứ chúng con...
Tôi vừa nói đến đấy, chưa kịp hết câu thì chồng tôi đã vùng vằng kéo tôi ra ngoài ngõ. Anh ấy tỏ ra rất tức giận trước hành động của tôi, cho rằng tôi ích kỷ, ki bo và quá tính toán với nhà chồng.
Tôi tự thấy bản thân chẳng làm gì sai, chỉ là muốn rõ ràng. Tôi cũng là thành viên trong gia đình, thấy không hợp lý thì tôi phải có quyền được lên tiếng chứ. Tiền sau này gửi về quê cũng có một phần của tôi mà.
Nói thật, vợ chồng em trai ở quê có tốn kém gì mấy đâu. Căn nhà của bố mẹ đáng lẽ ra phải chia đôi thì cô chú ấy đang được ở cả rồi.
Sau này, tôi cũng chẳng có ý định dòm ngó đến mảnh đất ở quê. Thế thì bây giờ, cô chú ấy cần biết cư xử thế nào để xứng đáng với những gì mình được hưởng. Đằng này, anh chị còn phải đóng tiền nhiều hơn gấp ba lần.
Chồng tôi thì cứ nằng nặc nói mình là con trai trưởng, cần có trách nhiệm nhiều nhất. Anh ấy cho rằng, vợ chồng em trai làm nông không có tiền, mảnh đất này có bán đi cũng chẳng đáng bao nhiêu. Và công sức chăm sóc cho bố mẹ mới là đáng quý hơn cả, đáng lẽ ra cô chú ấy còn không cần bỏ tiền.
Tôi nghe mà không thấy câu nào lọt tai. Tôi chỉ thấy vì là gia đình bên chồng, cái gì anh ý cũng bênh, cũng muốn dành cho họ phần tốt hơn.
Ba năm qua cưới nhau, anh ấy ở nhà bố mẹ vợ, thử hỏi đã bao giờ chăm lo, mua quà cáp hay có ý định đóng góp phụng dưỡng cho ông bà chưa?
Bố mẹ tôi đã giúp đỡ bao nhiêu thứ để chúng tôi hàng tháng không nặng gánh về tài chính, có thể tiết kiệm tiền mà mua nhà riêng, chứ không phải cầm số tiền đó chuyển về nhà nội.
Càng tranh cãi, tôi càng thấy chúng tôi khó có thể có cùng quan điểm. Vì thế, tôi xin phép bố mẹ chồng lên thành phố trước một mình, còn kệ gia đình họ bàn bạc lại với nhau.
Trên đường đi xe khách, chồng tôi gọi điện, nhắn tin liên tục nhưng tôi không thèm để ý hay trả lời.
Chồng tôi tưởng chỉ mình anh ấy biết cáu giận thôi chắc? Lần này, tôi quyết không để thua đâu...
Mẹ chồng lên chăm ở cữ, nàng dâu đưa cho cái giường xếp và cách xử lý của anh chồng...
Như người khác thì vợ tôi phải biết trân trọng mẹ, đằng này, cô ấy liên tục đòi hỏi và cáu kỉnh mỗi khi mẹ làm gì trái ý. Đợt này sinh con, ỷ mình mệt mỏi nên vợ tôi càng quá đáng. Mỗi lần tôi phân tích, cô ấy lại đòi ly hôn.
Trời mưa to bỗng nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, mẹ đơn thân tưởng kẻ trộm nhưng vừa mở cửa...
Tôi nghĩ, một người phụ nữ như mình cũng xứng đáng gặp được người đàn ông tốt như vậy sao?
Thấy chồng lưu tên mình lạ lẫm trong danh bạ, vợ căm hận và 'phản công' bằng một kế hoạch...
Sau khi có tiền và được phẫu thuật, sức khoẻ mẹ chồng tôi đã ổn định. Bà còn cảm kích vì tôi đã đứng ra lo liệu tất cả, còn chồng bây giờ cũng đối xử khác hẳn với tôi. Vì thế mọi người ạ, muốn không bị chồng đánh giá thấp thì đừng bao giờ phụ thuộc vào anh ta.
Nửa đêm thư ký của chồng gọi đi 'họp gấp', vợ bám theo rồi âm thầm gọi một cuộc điện...
Lâu nay tôi vẫn đinh ninh thư ký của chồng mình là đàn ông. Hôm vừa rồi đến công ty, tôi phát hiện anh mới đổi thư ký được 2 tháng. Đã vậy, trông họ còn rất ăn ý với nhau. Ngay từ lúc ấy, tôi đã có linh cảm chẳng lành.