Có thể bạn chưa biết: Bệnh viêm xoang có lây không?
Nội dung bài viết
Viêm xoang là một trong những bệnh về đường hô hấp. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh này lại rất khó chữa trị, chúng gây ra nhiều triệu chứng như đau đầu, chảy nước mũi, nhức mắt, mờ mắt,...
Bệnh viêm xoang là bệnh thường gặp ở nước ta. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh viêm xoang có lây không? Viêm xoang có chữa được không? Hay bệnh viêm xoang có lây qua đường hô hấp không? Những câu hỏi như thế này sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang
Khác với những bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi, dẫn đến tăng tiết nhầy và tắc nghẽn xoang. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm xoang thường gặp.
Do yếu tố cơ địa
Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm xoang. Khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất hoặc đồ ăn có hàm lượng chất đạm cao sẽ khiến bề mặt niêm mạc phù nề. Từ đó, dẫn đến các lỗ thông xoang bị bít tắc, dịch mũi ứ đọng, gây nhiễm trùng và viêm xoang.
Do yếu tố môi trường
Những tác động xấu từ môi trường như khói bụi, thuốc lá, hóa chất, vi khuẩn, vi rút,...cộng với hệ miễn dịch kém gây suy yếu niêm mạc đường hô hấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm xoang.
Bên cạnh đó, việc rối loạn chức năng tuyến nhầy trong mũi cũng khiến cho hoạt động cản trở vi khuẩn, vi bụi vào xoang mũi bị hạn chế. Chúng làm ứ đọng chất nhầy, tắc lỗ xoang và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
Triệu chứng viêm xoang
Bệnh viêm xoang ở mũi thường phát triển theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu gọi là viêm xoang mũi cấp tính, giai đoạn hai gọi là viêm xoang mũi mãn tính.
Ở giai đoạn 1, người bệnh thường sẽ có những dấu hiệu viêm xoang như sốt nhẹ, đau nhức vùng xoang, mũi bị ngạt, chảy dịch, cơ thể uể oải, mệt mỏi. Viêm xoang mũi cấp tính không đáng ngại nếu được chữa trị kịp thời, đúng cách.
Ngược lại, nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu nhưng không chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính và rất khó để điều trị sau này. Triệu chứng của viêm xoang mũi mạn tính cũng tương tự như cấp tính. Tuy nhiên chúng thường sẽ tái đi tái lại nhiều lần.
Nặng hơn, chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng khác như: Viêm dây thanh, viêm amidan hốc mủ mãn tính, viêm phế quản, tức ngực, hơi thở nặng mùi,...
Bệnh viêm xoang có lây không?
Bệnh viêm xoang có lây không? Đây mặc dù là câu hỏi dễ nhưng lại rất khó trả lời. Vì có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang như thời tiết, vi khuẩn, vi rút, cấu trúc vách mũi bị biến dạng, sức đề kháng kém,...
Tuy nhiên trong tất cả những yếu tố này thì chỉ có duy nhất vi khuẩn mới có khả năng lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc.
Một số trường hợp bệnh viêm xoang mũi có thể lây qua người khác như: Dùng chung khăn mặt, khăn tay, khẩu trang, chậu rửa với người mắc bệnh viêm xoang; vô tình tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh nhưng không vệ sinh kỹ; bị người viêm xoang hắt hơi vào mắt.
Trên đây là những trường hợp có thể lây viêm xoang với người mắc bệnh. Tuy nhiên, còn tùy vào mức độ tiếp xúc, sức khỏe người bệnh và sức đề kháng của bản thân mà sự lây nhiễm có thể có hoặc không.
Những đối tượng dễ bị lây viêm xoang khi tiếp xúc
Những thắc mắc về bệnh viêm xoang có lây không đã được giải đáp cụ thể. Vậy đối tượng nào có khả năng dễ bị lây bệnh nhất?
Bà bầu được xem là đối tượng dễ lây bệnh viêm xoang nhất. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cộng với sức đề kháng yếu khiến mẹ bầu khó chống chọi lại những vi khuẩn gây bệnh.
Thêm vào đó, thời gian mang thai lại rất khó điều trị bằng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Đối tượng tiếp theo có khả năng lây nhiễm bệnh viêm xoang là trẻ em. Vì còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ không đủ khả năng chống chọi lại những tác nhân xấu từ môi trường.
Ngoài ra, niêm mạc mũi của trẻ em thường mỏng nên dễ tổn thương hơn người lớn. Nếu bố mẹ mắc bệnh viêm xoang thì con có khả năng bị lây bệnh rất cao.
Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang
Để tránh trường hợp bị lây viêm xoang từ người mắc bệnh, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc trong sinh hoạt thường ngày sau:
Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang: Khăn mặt, khăn tay là những nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên sử dụng riêng những đồ dùng cá nhân.
Đeo khẩu trang y tế khi ra đường hoặc đến nơi đông người: Cách này không chỉ tránh trường hợp vi khuẩn lây bệnh tấn công mà còn ngăn chặn những tác nhân xấu từ môi trường như bụi bẩn, khói thuốc lá, mùi hóa chất,...
Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Thường xuyên bổ sung những thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh viêm xoang như rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ,...
Trường hợp thường xuyên làm việc ở môi trường nhiều bụi bẩn cần mang khẩu trang y tế, về nhà vệ sinh mũi họng thật kĩ.
Viêm xoang có chữa được không?
Bên cạnh những câu hỏi như bệnh viêm xoang có lây không, triệu chứng của bệnh viêm xoang là gì thì viêm xoang có chữa được không cũng được nhiều người quan tâm.
Thực tế, việc chữa viêm xoang không khó. Tuy nhiên do thời gian chữa trị dài nên nhiều người không đủ kiên nhẫn và bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế, để điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang, bạn cần có thái độ hợp tác tích cực. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là:
Phương pháp nội khoa: Phương pháp này thường được chỉ định áp dụng cho những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu, tức là giai đoạn viêm xoang cấp tính. Khi điều trị nội khoa, bạn chỉ cần uống thuốc hàng ngày theo toa kê sẵn, kết hợp rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Điều trị ngoại khoa: Chỉ khi bệnh viêm xoang của bạn đã biến chứng, gây nguy hiểm ở vùng ổ mắt hoặc các cơ quan lân cận thì mới thực hiện điều trị ngoại khoa.
Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng khi kết quả điều trị nội khoa không như mong muốn hoặc những bệnh nhân bị vẹo lệch vách ngăn, bít tắc đường thở,...
Điều trị bằng những bài thuốc dân gian: Với những bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính, bên cạnh điều trị bằng thuốc Tây thì việc áp dụng những bài thuốc dân cũng mang lại hiệu quả.
Một trong những bài thuốc phổ biến nhất là giã củ gừng với hành khô, sau đó lấy nước nhỏ hai giọt vào hai bên mũi. Thực hiện liên tục trong 14 ngày, mỗi ngày từ 4 đến 5 lần sẽ nhanh có kết quả.
Hoặc bạn cũng có thể dùng tỏi và mật ong giã lấy nước. Lưu ý mật ong phải gấp đôi lượng tỏi. Sau khi vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, lau khô, sau đó dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong với nước tỏi và nhét vào mũi. Bài thuốc này mỗi ngày thực hiện từ 3 đến 4 lần và làm liên tục trong 10 ngày.
Bệnh viêm xoang có lây không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ, tần suất tiếp xúc của bạn và người bệnh mà khả năng lây nhiễm sẽ khác nhau. Những kiến thức căn bản trên đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa, điều trị căn bệnh này.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....