Axit folic là tập hợn một nhóm chất hoá học và sinh học gần nhau: axit tetra – hyđro folic là thành phần chung của các coenzym folic, là dạng hoạt động của Axit folic.

Axit folic được phân bố hầu hết các mô cơ thể, đặc biệt là gan, hiện nay, chưa biết rõ lượng Axit folic (hoặc folat) toàn bộ chứa trong cơ thể. Khó xác định được lượng Axit folic dự trữ, song chắc chắn là rất ít, nhưng đủ cho nhu cầu của cơ thể trong 4 –5 tháng.


Các dẫn chất của Axit folic tham gia vào chuyển hoá một số axit amin, bazơ, purin, pyrimdin của axit nucleic. Thiếu axit folic làm cho sự phân chia tế bào chậm lại, nhấ là những tế bào cơ thể người không có khả năng tổng hợp được axit folic, cơ thể được cung cấp Axit folic qua thức ăn.

Thiếu máu là khi số lượng tế bào không đủ, gây khó khăn cho quá trình vận chuyển oxy, mệt mỏi và những triệu chứng khác. Thiếu máu do thiếu axit folic có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khi cơ thể thiếu acid folic lâu ngày sẽ bị bệnh thiếu máu đại hồng cầu do dinh dưỡng, rối loạn đường tiêu hóa, niêm mạc; dễ bị viêm loét dạ dày - tá tràng, bàng quang và tử cung. Bên cạnh đó, khi thiếu acid folic thì nồng độ homocystein trong máu sẽ tăng cao, dễ dẫn đến bệnh Alzheimer. Thiếu acid folic cũng dễ gây xơ vữa động mạch và bệnh tim.

Dấu hiệu cơ thể thiếu axit folic

Các vấn đề nhận thức

Axit folic cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương của bạn. Nếu cơ thể thiếu vitamin này, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng như khó tập trung, hay quên, dễ cáu gắt, thậm chí trầm cảm. Nếu không được điều trị đúng cách, lượng axit folic không đủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn thần kinh nghiêm trọng như chứng mất trí hoặc bệnh Alzheimer.

Da nhợt nhạt

Homoglobin, một loại protein giàu sắt nằm trong các tế bào hồng cầu. Chúng chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các mô trong cơ thể. Thiếu axit folic sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để cung cấp cho các cơ quan bên trong lượng oxy cần thiết. Điều này có thể dẫn đến cảm giác yếu cơ, mệt mỏi, tê ở bàn tay, bàn chân và da nhợt nhạt.

Khó thở

Nếu bạn nhận thấy điều bất thưởng như hơi thở ngắt quãng, khó thở khi làm những công việc thường ngày bạn vẫn làm, điều này có nghĩa nồng độ oxy trong máu bị thấp. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu tế bào hồng cầu do không đủ axit folic. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi kèm thêm một số triệu chứng khác như nhịp tim tăng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Đau nhức cơ thể

Thiếu axit folic có thể dẫn đến thiếu máu, thiếu oxy lên não làm cho các động mạch não bắt đầu sưng, gây đau nhức. Tuy nhiên, não không phải là cơ quan duy nhất bị thiếu oxy. Bạn cũng sẽ cảm thấy những cơn đau ở các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt vùng ngực và chân.

Các vấn đề về tiêu hóa

Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy... thường xuyên sau bữa ăn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể đang thiếu axit folic. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, bạn có thể cảm thấy chán ăn, sụt cân nhanh.

Giảm cảm giác vị giác

Theo một số nghiên cứu, sự thiếu hụt axit folic không chỉ gây ra các vết loét việng mà còn có thể dẫn đến giảm cảm giác khi nếm thức ăn. Nguyên nhân là do các thụ thể vị giác không thể gởi thông điệp đến não thông qua hệ thần kinh.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, thiếu axit folic sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do vậy, bạn cần cung cấp đủ cho cơ thể lượng axit folic cần thiết. Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện trên bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, cách tốt nhất để giữ cho lượng axit folic được đầy đủ là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Thường xuyên bổ sung các loại rau xanh giàu axit folic như bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây, trái cây họ cam quýt, các loại đậu, nấm và ngũ cốc nguyên chất.

Có thể làm gì để tránh tình trạng thiếu acid folic?

Ăn một chế độ ăn uống đa dạng

Nguồn cung cấp axit folic bao gồm đậu, bột yến mạch, nấm, bông cải xanh, măng tây, thịt bò và gan.

Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng trên.

Phụ nữ nên có một bổ sung acid folic trong thai kỳ và lý tưởng trước khi thụ thai. Điều này là do tủy sống của bé phát triển rất sớm trong thai kỳ. Liều khuyến cáo là 400 microgram mỗi ngày, và nhiều hơn nữa nếu bạn đã mang thai trước phức tạp của tật nứt đốt sống.